Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 14 (có đáp án): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (phần 5)
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 14 (có đáp án): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (phần 5)
Câu 34: Câu nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta.” là của
A. Nguyễn Trãi.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Hồ Chí Minh.
D. Mạc Đĩnh Chi.
Câu 35: Câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” thể hiện
A. lòng tự hào dân tộc.
B. tình yêu dân tộc, giống nòi.
C. sự sẻ chia, thương cảm.
D. tình cảm gắn bó với quê hương.
Câu 36: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau, giữ lấy nước” là lời dạy của ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Trường Chinh.
D. Lê Duẩn.
Câu 37: Đối với hành vi biểu tình chống phá nhà nước núp dưới chiêu bài tôn giáo, công dân cần có thái độ như thế nào?
A. Ủng hộ.
B. Trực tiếp tham gia.
C. Phê phán, đấu tranh.
D. Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia.
Câu 38: Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi học sinh - thanh niên cần có thái độ phê phán hành vi nào dưới đây?
A. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Chăm chỉ, tự giác sáng tạo trong học tập và lao động.
C. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Chỉ tập trung học, không nên quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội của đất nước.
Câu 39: Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi học sinh - thanh niên cần đấu tranh với hành vi nào dưới đây?
A. Tham gia biểu tình chống nhà nước.
B. Cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch.
C. Góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
D. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức.
Câu 40: Khi phát hiện các trường hợp đe dọa, gây rối, vi phạm đến an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội ở địa phương, công dân cần làm gì?
A. Không quan tâm.
B. Vận động mọi người tham gia.
C. Tránh xa các địa điểm đó.
D. Thông báo cho các cơ quan chức năng.
Câu 41: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân được thể hiện thông qua việc làm nào dưới đây?.
A. Vứt rác bừa bãi..
B. Phân loại rác.
C. Bắt các động vật quý hiếm.
D. Đốt bao nilon khi dọn vệ sinh.
Câu 42: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của
A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
C. công dân từ 20 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam.
Câu 43: Bạn A là tình nguyện viên tích cực trong tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân dịp ngày thương binh, liệt sỹ 27/7 hàng năm. Bạn A đã thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Biết ơn thế hệ đi trước.
B. Chăm lo cho xã hội.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Xây dựng đất nước.
Câu 44: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông bạn C lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự. Bạn C đã thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Xây dựng Tổ quốc.
B. Bảo vệ hòa bình.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Xây dựng Quân đội.
Câu 45: Trường THPT X phát động quyên góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Việc làm đó thể hiện
A. lòng tự hào dân tộc.
B. tình yêu đồng bào, giống nòi, dân tộc.
C. tình cảm gắn bó với quê hương.
D. sự sẻ chia, thương hại.
Câu 46: Lực lượng cảnh sát biển vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo đất nước. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Giữ gìn biển đảo.
B. Nêu cao cảnh giác.
C. Bảo vệ Tổ quốc .
D. Canh gác nơi đảo xa.
Câu 47: A rủ B đi cắt cáp quang ngầm gần nhà để lấy tiền chơi game. Nếu em là bạn của A và B, em sẽ làm gì?
A. Xin đi cùng để có tiền.
B. Lập kế hoạch cùng thực hiện.
C. Rủ thêm người để cắt được nhiều.
D. Khuyến không nên vì đây là hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.
Câu 48: Công ty X xả thải gây ô nhiễm không khí trong thời gian dài. Là công dân sống ở thị trấn đó, em cần phải làm gì đối với hành vi trên?
A. Thờ ơ, mặc kệ.
B. Không quan tâm.
C. Báo cơ quan chức năng có thẩm quyền.
D. Kêu gọi mọi người chống phá nhà máy.
Câu 49: Tại Thôn B đã tổ chức họp dân và thông nhất thành lập tổ thanh niên tự quản an ninh của thôn để tiến hành tuần tra đề phòng trộm cắp. Là thanh niên trong thôn em chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không tham gia vì sợ mệt mỏi.
B. Tự nguyện tham gia thực hiện.
C. Tham gia cho có để khỏi bị chê cười.
D. Đề nghị được nộp tiền để không phải tham gia.
Câu 50: T được địa phương cấp kinh phí cho đi du học. T đã hoàn thành khoá học với kết quả xuất sắc. Để góp phần xây dựng quê hương đất nước, theo em bạn T cần
A. trở về để phục vụ quê hương.
B. tìm mọi cách để ở lại nước ngoài.
C. tìm đất nước nào phù hợp để ở và làm việc.
D. về nước và yêu cầu được làm việc với những điều kiện tốt nhất.