X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10

Câu 1: Một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau được gọi là gì?

A. Mâu thuẫn.

B. Xung đột.

C. Đối kháng.

D. Đối đầu.

Câu 2: Các mặt đối lập của mâu thuẫn có chiều hướng phát triển như thế nào?

A. Trái ngược nhau.

B. Xung đột nhau.

C. Đối kháng nhau.

D. Đấu tranh với nhau.

Câu 3: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Vừa thống nhất, vừa đấu tranh.

B. Vừa thống nhất, vừa đối kháng.

C. Vừa thống nhất, vừa bài trừ.

D. Vừa thống nhất, vừa gạt bỏ.

Câu 4: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại. Triết học gọi đó là sự

A. thống nhất giữa các mặt đối lập.

B. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. tác động giữa các mặt đối lập.

D. tổng hòa giữa các mặt đối lập.

Câu 5: Hai mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự

A. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. xung đột giữa các mặt đối lập.

D. đối kháng giữa các mặt đối lập.

Câu 6: Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự

A. đấu tranh.

B. đối kháng.

C. xung đột.

D. tác động.

Câu 7: Trong mỗi mâu thuẫn hai mặt đối lập luôn

A. làm tiền đề tồn tại cho nhau.

B. là cơ sở phát triển của nhau.

C. là điều kiện tồn tại cho nhau.

D. là động lực thúc đẩy nhau.

Câu 8: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là quá trình

A. tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

B. thúc đẩy, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. tác động, thúc đẩy, xóa bỏ nhau.

D. đối kháng, bài trừ, gạt bỏ nhau.

Câu 9: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là sự

A. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. đối kháng giữa các mặt đối lập.

D. liên hệ giữa các mặt đối lập.

Câu 10: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường nào dưới đây?

A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. Điều hòa các mặt đối lập.

D. Tổng hòa các mặt đối lập.

Câu 11: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là

A. nguồn gốc của sự phát triển.

B. cách thức của sự phát triển.

C. nội dung của sự phát triển.

D. xu hướng của sự phát triển.

Câu 12: Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Đó là mối quan hệ nào sau đây?

A. Đấu tranh.

B. Thống nhất.

C. Ràng buộc.

D.Tác động.

Câu 13: Mâu thuẫn nào dưới đây đúng quan điểm của Triết học?

A. Di truyền – Biến dị.

B. Bên phải – Bên trái.

C. Trên – Dưới.

D. Trẻ - Già.

Câu 14: Mâu thuẫn nào dưới đây không đúng quan điểm của Triết học?

A. Đen – Trắng.

B. Di truyền – Biến dị.

C. Sản xuất – Tiêu dùng.

D. Điện tích âm – Điện tích dương.

Câu 15: Khi nào các mặt đối lập được coi là thống nhất với nhau?

A. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.

B. Là cơ sở phát triển của nhau.

C. Là điều kiện tồn tại cho nhau.

D. Là động lực thúc đẩy nhau.

Câu 16: Khi nào các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau?

A. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

B. Thúc đẩy, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. Tác động, thúc đẩy, xóa bỏ nhau.

D. Đối kháng, bài trừ, gạt bỏ nhau.

Câu 17: Cách hiểu nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập?

A. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.

B. Cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

C. Không có mặt này thì không có mặt kia.

D. Hợp lại thành một khối thống nhất.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: