X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 10 (có đáp án): Quan niệm về đạo đức (phần 5)


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 10 (có đáp án): Quan niệm về đạo đức (phần 5)

Câu 18: Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi nặng. Vậy em sẽ làm gì trong trường hợp trên?

A. Làm ngơ, vờ như không nhìn thấy.

B. Chỉ trích, trách móc.

C. Xách túi giúp người phụ nữ.

D. Nhờ người khác giúp đỡ.

Câu 19: Trường em tổ chức hiến máu nhân đạo và vận động học sinh tham gia. Em suy nghĩ gì về việc này?

A. Là việc vô bổ.

B. Là việc không nên làm.

C. Là việc phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

D. Là việc không có ích cho mọi người tham gia.

Câu 20: Đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán có điểm gì giống nhau?

A. Là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.

B. Là một công cụ để điều chỉnh hành vi của con người.

C. Là một nguyên tắc bắt mọi người phải thực hiện.

D. Là một quy định điều chỉnh hành vi của con người.

Câu 21: Đạo đức luôn mang tính

A. bắt buộc.

B. cưỡng ép.

C. nghiêm minh.

D. tự giác.

Câu 22: Câu tục ngữ : ‘‘Tiên học lễ, hậu học văn’’. Có ý nghĩa giúp chúng ta cần phải ?

A. Học lễ nghĩa trước, học văn hóa sau.

B. Học văn hóa trước, học lễ phép sau.

C. Học lễ giáo trước, học văn hóa sau.

D. Học văn hóa trước học lễ giáo sau.

Câu 23: Tại ngã tư đường phố, bạn A nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Theo em, bạn A nên chọn cách ứng xử nào sau đây để lương tâm của mình được thanh thản?

A. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường.

B. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường.

C. Trách cụ: sao cụ không ở nhà mà ra đường làm gì.

D. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được.

Câu 24: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng quan trọng đến gia đình hiện nay?

A. Pháp luật.

B. Đạo đức.

C. Phong tục.

D. Quy tắc.

Câu 25: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốt than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là lương thiện. Ngày nay, nếu việc chặt củi, đốt than thì bị dư luận xã hội lên án phê phán và được coi là kẻ vi phạm pháp luật. Ý kiến của em như thế nào về việc làm trên?

A. Đồng ý với quan điểm trên.

B. Không đồng ý với quan điểm trên.

C. Cả hai việc làm trên đều đúng.

D. Cả hai việc làm trên là sai trái.

Câu 26: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật mà trái với đạo đức?

A. Đi xe mô tô ngược chiều.

B. Rủ bạn lấy trộm tiền.

C. Gặp thầy cô giáo không chào.

D. Đánh bạn gây thương tích nhẹ.

Câu 27: Hành vi nào sau đây vừa vi phạm pháp luật mà vừa trái với đạo đức?

A. Đánh bạn gây thương tích nhẹ.

B. Gặp thầy cô giáo không chào.

C. Ăn cơm không mời người lớn.

D. Rủ bạn lấy trộm tiền với số lượng lớn.

Câu 28: Cần phải giữ gìn đạo đức vì

A. Đạo đức quyết định giá trị làm người.

B. Đạo đức tạo nên nền tảng của nhân cách.

C. Đạo đức giúp con người tránh được thảm cảnh tù tội.

D. Đạo đức giúp con người sống hoà nhập và trưởng thành.

Câu 29: Theo em, thành ngữ : “Tiên học lễ, hậu học văn” được vận dụng phù hợp với xã hội nào?

A. Phù hợp với mọi xã hội, mọi thời đại.

B. Chỉ phù hợp với xã hội phong kiến.

C. Chỉ phù hợp với xã hội XHCN.

D. Chỉ phù hợp với những xã hội phương Đông.

Câu 30: Xác định tác giả của câu danh ngôn?

“Có tài mà không có đức là người vô dụng.

Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

A. Khổng tử.

B. Nguyễn Trãi.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 31: Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của đạo đức đối với cá nhân?

A. Sống chỉ biết bản thân mình.

B. Tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc.

C. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

D. Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích.

Câu 32: Nội dung nào dưới đây không phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A. Vợ chồng không chung thủy.

B. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

C. Anh, chị em yêu thương tôn trọng nhau.

D. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu 33: Nội dung nào dưới đây phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức về gia đình?

A. Con cái ngược đãi, xúc phạm cha mẹ.

B. Cha mẹ phân biệt đối xử giữa các con.

C. Vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau.

D. Con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo cha mẹ.

Câu 34: Hành động nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A. Chen lấn khi xếp hàng.

B. Bạn A giúp cụ già qua đường.

C. Không giúp đỡ bạn lúc gặp khó khăn.

D. Không quan tâm khi thấy người khác bị nạn.

Câu 35: câu nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Qua cầu rút ván.

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Công cha như núi Thái Sơn.

D. Thương người như thể thương thân.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: