X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 10 có đáp án năm 2023


Bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 10 có đáp án năm 2023

Tài liệu tổng hợp 300 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 năm 2021 chọn lọc, có đáp án chi tiết với các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được biên soạn theo từng bài học sẽ giúp học sinh ôn luyện, củng cố lại kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn GDCD lớp 10.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 10 có đáp án năm 2023

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 có đáp án

Câu 1: Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và

A. Vai trò của con người trong thế giới đó. 

B. Vị trí của con người trong thế giới đó.

C. Cách nhìn của con người về thế giới đó.

D. Nhận thức của con người về thế giới đó.

Đáp án:

Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật

A. chung nhất, phổ biến nhất.

B. rộng nhất, bao quát nhất.

C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.

D. phổ biến nhất, bao quát nhất.

Đáp án:

Đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Vai trò của triết học cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?

A. Nghiên cứu đời sống xã hội của con người.

B. Là tiền đề cho các môn khoa học.

C. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất.

D. Là thế giới quan, phương pháp luận chung.

Đáp án:

Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Khái niệm nào sau đây chỉ toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống?

A. Thế giới quan.

B. Phương pháp luận.

C. Phương pháp.

D. Thế giới.

Đáp án:

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án:

Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:

+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Căn cứ vào đâu để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?

A. Khả năng nhận thức thế giới của con người.

B. Nguồn gốc con người.

C. Sự coi trọng vật chất hay ý thức.

D. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Đáp án:

Thông qua việc trả lời mặt thứ nhất của triết học – mối quan hệ giữa vật chất và ý thức – người ta xác định các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên là quan điểm của thế giới quan nào?

A. Thế giới quan duy vật.

B. Thế giới quan duy tâm.

C. Thế giới quan tự nhiên.

D. Thế giới quan xã hội.

Đáp án:

Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Thế giới quan nào có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội?

A. Duy tâm.

B. Duy vật.

C. Tự nhiên.

D. Xã hội.

Đáp án:

Thực tế khẳng định, thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong câu “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của Khổng Tử, yếu tố mệnh, trời thể hiện thế giới quan nào sau đây?

A. Biện chứng.

B. Siêu hình.

C. Duy vật.

D. Duy tâm.

Đáp án:

Yếu tố mệnh, trời thể hiện niềm tin vào những thứ hư ảo, thần bí, một thế lực siêu hình quyết định cuộc sống của con người, thể hiện thế giới quan duy tâm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và

A. Thay đổi thế giới.

B. Làm chủ thế giới.

C. Cải tạo thế giới.

D. Quan sát thế giới.

Đáp án:

Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là nội dung của phương pháp luận

A. Biện chứng

B. Siêu hình

C. Khoa học

D. Cụ thể

Đáp án:

Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác là nội dung của phương pháp luận

A. Biện chứng

B. Siêu hình

C. Khoa học

D. Cụ thể

Đáp án:

Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng ……. với nhau.

A. Liên quan chặt chẽ

B. Liên hệ mật thiết

C. Thống nhất hữu cơ

D. Thống nhất chặt chẽ

Đáp án:

Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Câu nói nổi tiếng của triết gia Hê – ra – clit: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” thể hiện phương pháp luận

A. Biện chứng

B. Siêu hình

C. Khoa học

D. Cụ thể

Đáp án:

“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là câu nói của triết gia Hy Lạp cổ đại Hê – ra – clit với hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vận động và không ngừng thay đổi, không có thứ gì tồn tại lâu hơn một khoảnh khắc – thể hiện phương pháp luận biện chứng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Nhà triết học người Anh – T. Hốp-xơ - cho rằng cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy, tim là lò xo, dây thần kinh là sợi chỉ, khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. Quan điểm này thể hiện phương pháp luận

A. Biện chứng

B. Siêu hình

C. Khoa học

D. Cụ thể

Đáp án:

Hốp-xơ đã quy chụp, áp dụng một cách máy móc đặc tính của một cỗ máy vào cơ thể con người, các bộ phận của con người giống như các bộ phận của một chiếc đồng hồ cơ học. Ông không nắm được đặc tính riêng của giới hữu cơ nên đánh giá vấn đề một cách phiến diện, thể hiện phương pháp luận siêu hình.

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 có đáp án

Câu 1: Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống.

Theo triết học Mác – Lê nin, vận động là ………………….. nói chung của sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

A. Mọi sự biến đổi

B. Mọi sự dịch chuyển

C. Mọi sự thay đổi

D. Mọi sự chuyển hóa

Đáp án:

Vận động là mọi biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình thông qua

A. Thế giới vật chất.

B. Các mối quan hệ hữu cơ.

C. Vận động.

D. Phát triển.

Đáp án:

Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Triết học Mác – Lê Nin khái quát vận động thành bao nhiêu hình thức cơ bản?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án:

Triết học Mác – Lê Nin khái quát thành năm hình thức cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao: Vận động cơ học, Vận động vật lí, Vận động hóa học, Vận động sinh học, Vận động xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Khẳng định nào dưới đây là không đúng về vận động?

A. Thế giới vật chất không ngừng vận động.

B. Đám mây không ngừng bay.

C. Mặt trời không ngừng vận động.

D. Cái bàn không vận động.

Đáp án:

Cái bàn đứng yên nhưng bên trong từng phân tử, nguyên tử vẫn đang liên tục vận động. Mọi sự vật tồn tại trong thế giới vật chất đều luôn vận động.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?

A. Nước bốc hơi ở nhiệt độ cao.

B. Cây cối sinh trưởng ngày càng cao lên.

C. Xã hội chuyển từ chế độ phong kiến thành chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. Các vật thể dịch chuyển trong không gian.

Đáp án:

Vận động cơ học là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A. Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

B. Sự biến đổi, thay thể của các xã hội trong lịch sử.

C. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.

D. Sự vận động của các phân tử.

Đáp án:

Vận động vật lí là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, cac quá trình nhiệt, điện,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Quá trình quang hợp của cây xanh thuộc dạng vận động nào?

A. Cơ học.

B. Sinh học.

C. Quang học.

D. Hóa học.

Đáp án:

Quá trình quang hợp của cây xanh: hấp thụ khí cácbonic, thải khí ôxi thuộc quá trình vận động sinh học – là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể 

A. Chuyển hóa lẫn nhau.

B. Tác động lẫn nhau.

C. Thay thế cho nhau.

D. Tương tác với nhau.

Đáp án:

Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là khái niệm của

A. Vận động.

B. Phát triển.

C. Tiến bộ.

D. Chuyển hóa.

Đáp án:

Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong quá trình phát triển, khuynh hướng tất yếu của sự vật, hiện tượng là:

A. Cái mới ra đời thay thế cái cũ.

B. Cái lạc hậu thay thế cái tiến bộ.

C. Cái sau thay thế cái trước.

D. Cái tốt thay thế cái xấu.

Đáp án:

Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Vì vậy khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Sự vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Có vận động thì không có phát triển.

B. Có vận động là phải có phát triển.

C. Có vận động thì mới có phát triển.

D. Có vận động sẽ có phát triển.

Đáp án:

Sự vận động và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau: Có vận động thì mới có phát triển, nhưng không phải sự vận động nào cũng là sự phát triển

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Xã hội loài người đi từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa là thế hiện quá trình

A. Vận động

B. Phát triển

C. Tiến bộ

D. Chuyển hóa

Đáp án:

Xã hội loài người đi phát triển chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa là thế hiện quá trình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng diễn ra theo xu hướng nào?

A. Nhanh chóng.

B. Đơn giản.

C. Quanh co, phức tạp.

D. Từ từ.

Đáp án:

Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa thể hiện khuynh hướng phát triển nào của sự vật, hiện tượng?

A. Cái tốt thay thế cái xấu.

B. Cái hiện đại thay thế cái cổ truyền.

C. Cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

D. Cái mới triệt tiêu cái cũ.

Đáp án:

Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Sự biến đổi nào dưới không được coi là phát triển?

A. Sinh vật biến đổi từ đơn bào đến đa bào.

B. Chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản.

C. Cây xanh lớn lên.

D. Nước đun nóng bay hơi gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước.

Đáp án:

Nươc đun nóng bay hơi thành hơi nước có sự vận động theo hướng tuần hoàn, không thể hiện được sự phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Khi xem xét một sự vật, hiện tượng, chúng ta cần chú ý đặt sự vật trong?

A. trạng thái cô lập, bất biến.

B. sự định kiến.

C. trạng thái vận động và phát triển không ngừng.

D. trạng thái đứng yên, không vận động.

Đáp án:

Khi xem xét các sự vật hiện tượng cần xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh các quan niệm cứng nhắc, bất biến

Đáp án cần chọn là: C