Top 50 câu hỏi trắc nghiệm công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (mới nhất)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc có lời giải chi tiết giúp học sinh 10 biết cách làm câu hỏi & ôn luyện trắc nghiệm môn giáo dục công dân.
Top 50 câu hỏi trắc nghiệm công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (mới nhất)
Câu 1:
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình để
A. phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
B. chăm lo cho cuộc sống của gai đình.
C. xây dựng trường lớp sạch đẹp.
D. phục vụ cho công việc.
Câu 2:
Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?
A. Yêu quê hương đất nước.
B. Yêu công việc đang làm.
C. Yêu thích ngoại ngữ.
D. Yêu thích tham quan, du lịch thế giới.
Câu 3:
Biểu hiện nào dưới đây không nói về lòng yêu nước?
A. Yêu gia đình, người thân.
B. Yêu nơi mình sinh ra, lớn lên.
C. Sinh sống, định cư tại nước ngoài.
D. Yêu xóm làng, khu dân cư của mình.
Câu 4:
Phương án nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?
A. Yêu quý bạn bè.
B. Yêu quý người nào ủng hộ mình.
C. Thường xuyên du lịch nước ngoài.
D. Định cư tại nước ngoài.
Câu 5:
Biểu hiện nào dưới đây trái với lòng yêu nước?
A. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên.
B. Câu kết với bọn phản động để nói xấu nhà nước.
C. Yêu quý các di sản văn hóa.
D. Yêu quý lao động.
Câu 6:
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của
A. dân tộc Việt Nam.
B. người nông dân.
C. tầng lớp trí thức trẻ.
D. giai cấp công nhân Việt Nam.
Câu 7:
Phương án nào dưới đây đúng khi bàn về lòng yêu nước?
A. Lòng yêu nước là điều lớn lao rất khó thực hiện.
B. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi nhất.
C. Chỉ những người trong quân đội mới cần có lòng yêu nước.
D. Học sinh phổ thông còn nhỏ nên không cần có lòng yêu nước.
Câu 8:
Tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc là biểu hiện của
A. lòng yêu nước.
B. tình cảm gắn bó cộng đồng.
C. truyền thống đạo đức.
D. sự hi sinh.
Câu 9:
Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ nét nhất lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Đoàn kết với nhân dân các nước.
B. Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
C. Hòa nhập với mọi người trong cộng đồng.
D. Không phân biệt dân tọc Kinh với các dân tộc thiểu số.
Câu 10:
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
B. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác.
C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
D. Cần cù và sáng tạo trong lao động.
Câu 11:
Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh?
A. Bảo vệ quê hương.
B. Xây dựng Tổ quốc.
C. Giữ gìn quê hương.
D. Làm giàu cho quê hương.
Câu 12:
Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, vì đất nước là biểu hiện trách nhiệm của học sinh đối với việc
A. bảo vệ Tổ quốc.
B. thực hiện nghĩa vụ học tập.
C. xây dựng Tổ quốc.
D. thực hiện quyền học tập.
Câu 13:
Tham gia hoạt động bảo vệ an ninh ở địa phương là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Bảo vệ Tổ quốc.
B. Xây dựng tổ quốc.
C. Phát huy truyền thống dân tộc.
D. Bảo vệ quê hương.
Câu 14:
Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là thực hiệ trách nhiệm nào dưới đây của thanh niên?
A. Làm tốt nghĩa vụ quân sự.
B. Bảo vệ Tổ quốc.
C. Phát triển đất nước.
D. Giữ gìn văn hóa dân tộc.
Câu 15:
Trong giờ thảo luận của lớp 10C, có một số bạn bè nêu câu hỏi. “Cần cù và sáng tạo trong lao động có phải là biểu hiện của lòng yêu nước hay không?” . Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Không, vì đây là biểu hiện của đức tính chăm chỉ.
B. Có, vì lao động cần cù và sáng tạo góp phần cho đất nước phát triển.
C. Có, vì đây là biểu hiện của tinh thần dân tộc.
D. Không, vì người lao động nào cũng cần phải cần cù sáng tạo.
Câu 16:
Học sinh lớp 10A Trường H tích cực tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hung, là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Chăm lo cho xã hội.
B. Với những người đi trước.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Xây dựng đất nước.
Câu 17:
Mặc dù học tập ở Ô-xtray-li-a, nhưng anh Hưng thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hương đất nước của lưu học sinh Việt Nam. Những hành vi, việc làm của anh Hưng là biểu hiện của tinh thần nào dưới đây?
A. Truyền thống vì cộng đồng.
B. Lòng yêu nước.
C. Lòng tự tôn dân tộc.
D. Giữ gìn nét văn hóa dân tộc.
Câu 18:
Là học sinh lớp 10, Huyền rất chăm chỉ học hành nên năm nào cũng đạt Học sinh Giỏi. Huyền mơ ước sau này làm được nhiều việc có ích cho đất nước. Suy nghĩ và việc làm của Huyền thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Xây dựng Tổ quốc.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Tự hào dân tộc.
Câu 1:
Mặc dù đất nước hòa bình, nhưng các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo đất nước. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Phát triển biển đảo.
B. Giữ gìn văn hóa dân tộc.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Nêu cao cảnh giác.
Câu 2:
Học xong lớp 12, nhiều bạn của nam vào học ở các trường đại học, cao đẳng, còn Nam thì tình nguyện lên đường nhập ngũ. Việc làm của Nam là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Xây dựng Tổ quốc.
B. Bảo vệ hòa bình.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Xây dựng Quân đội.
Câu 3:
Người xa quê hương, đất nước nhưng luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc là người có
A. tình cảm dân tộc.
B. tình cảm yêu thương con người.
C. lòng yêu nước.
D. tấm lòng cao cả.
Câu 4:
Học sinh lớp 10B, Trường Trung học phổ thông Q là một tập thể lớp học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội do nhà trường tổ chức. Việc làm của học sinh lớp 10B là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Bảo vệ tổ quốc.
B. Hoạt động xã hội.
C. Xây dựng Tổ quốc.
D. Hoạt động tình nguyện.
Câu 5:
Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc được gọi là gì sau đây?
A. Lòng nhân ái.
B. Lòng yêu thương.
C. Lòng yêu nước.
D. Lòng dũng cảm.
Câu 6:
Người công dân đối với tổ quốc thì phẩm chất nào là quan trọng nhất?
A. Nhân ái.
B. Cần cù, chăm chỉ.
C. Dũng cảm.
D. Yêu nước.
Câu 7:
Truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác là
A. nhân nghĩa.
B. yêu nước.
C. tôn sư trọng đạo.
D. năng động, sáng tạo.
Câu 8:
Phương án nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?
A. Bạn Lan không nghe nhạc dân tộc vì cho đó là lạc hậu.
B. Hoa tích cực ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”
C. Không cần biết ơn các anh hùng dân tộc vì đó là những điều đã cũ.
D. Cho rằng dân tộc Việt Nam nghèo nên không có gì đáng tự hào.
Câu 9:
Hành động nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng tổ quốc?
A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, hiểu học tốt là yêu nước.
B. Rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.
C. Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
D. Sống thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống.
Câu 10:
Hành động nào dưới đây trái với trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?
A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN.
B. Trốn tránh làm nghĩa vụ quân sự.
C. Tham gia hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương.
D. Tích cực rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe.
Câu 11:
Biểu hiện nào sau đây không nói về lòng yêu nước?
A. Tụ tập, biểu tình, đập phá tài sản công ty nước ngoài.
B. Yêu quý gia đình, bạn bè, thầy cô.
C. Yêu thành quả lao động do mình tạo ra.
D. Yêu quê hương nơi mình sinh ra.
Câu 12:
Phương án nào sau đây là đúng khi nói về truyền thống yêu nước?
A. Truyền thống yêu nước tạo sức mạnh giúp nước ta chiến thắng kẻ thù.
B. Chỉ có những người là bộ đội mới cần truyền thống yêu nước.
C. Nước ta đã hết chiến tranh nên không cần truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống yêu nước chỉ được thể hiện khi có giặc ngoại xâm.
Câu 13:
Điều 64 Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của chủ thể nào dưới đây?
A. Lực lượng quân đội.
B. Công an nhân dân.
C. Đảng và Chính phủ.
D. Toàn dân.
Câu 14:
Theo điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân nam ở độ tuổi nào dưới đây phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
A. Đủ 15 tuổi trở lên.
B. Đủ 16 tuổi trở lên.
C. Đủ 17 tuổi trở lên.
D. Đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 15:
Theo Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam là trong khoảng độ tuổi nào dưới đây?
A. Từ đủ 17 đến hết 23 tuổi.
B. Từ đủ 17 đến hết 25 tuổi.
C. Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
D. Từ đủ 18 đến hết 27 tuổi.
Câu 16:
Theo Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm bao nhiêu tuổi?
A. 27 tuổi.
B. 28 tuổi.
C. 29 tuổi.
D. 30 tuổi.
Câu 17:
Chị H đi du học tại Mỹ. Với kết quả học tập rất xuất sắc, được tạo điều kiện ở lại làm việc nhưng chị kiên quyết lựa chọn trở về nước với mong ước được cống hiến cho quê hương. Hành động của chị H là biểu hiện của tinh thần nào dưới đây?
A. Biết ơn.
B. Yêu thương con người.
C. Lòng yêu nước.
D. Đoàn kết, tương trợ.