X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Top 50 câu hỏi trắc nghiệm sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (mới nhất)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm sự vận động và phát triển của thế giới vật chất có lời giải chi tiết giúp học sinh 10 biết cách làm câu hỏi & ôn luyện trắc nghiệm môn giáo dục công dân.

Top 50 câu hỏi trắc nghiệm sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (mới nhất)

Câu 1:

Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A. giới tự nhiên và tư duy.

B. giới tự nhiên và đời sống xã hội.

C. thế giới khách quan và xã hội.

D. đời sống xã hội và tư duy.

Xem lời giải »


Câu 2:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương án nào dưới đây đúng?

A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.

Xem lời giải »


Câu 3:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A. Ngắt quãng.

 B. Thụt lùi.

C. Tuần hoàn.

D. Tiến lên.

Xem lời giải »


Câu 4:

Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?

A. Vận động cơ học.

B. Vận động vật lí.

C. Vận động hóa học.

D. Vận động xã hội.

Xem lời giải »


Câu 5:

Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng sẽ thể hiện đặc tính nào dưới đây?

A. Phong phú và đa dạng.

B. Khái quát và cơ bản.

C. Vận động và phát triển không ngừng.

D. Phổ biến và đa dạng.

Xem lời giải »


Câu 6:

Phương án nào dưới đây sai khi bàn về sự vận động?

A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.

B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.

D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.

Xem lời giải »


Câu 7:

Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?

A. Sự di chuyển của chiếc xe từ vị trí này đến vị trí khác.

B. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt.

C. Quá trình bốc hơi của nước.

D. Sự biến đổi của nền kinh tế.

Xem lời giải »


Câu 8:

Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Sư thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.

C. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng.

D. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.

Xem lời giải »


Câu 9:

Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học.

 B. Vật lí.

C. Hóa học.

 D. Xã hội.

Xem lời giải »


Câu 10:

Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học. 

B. Vật lí.

C. Hóa học. 

D. Sinh học.

Xem lời giải »


Câu 11:

Vận động của viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học.

 B. Vật lí.

C. Sinh học.

D. Xã hội.

Xem lời giải »


Câu 12:

Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau.

B. Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

C. Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt.

D. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau.

Xem lời giải »


Câu 13:

Phương án nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

B. Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử.

C. Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì.

D. Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.

Xem lời giải »


Câu 14:

Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

A. Luôn luôn vận động.

B. Luôn luôn thay đổi.

C. Sự thay thế nhau.

D. Sự bao hàm nhau.

Xem lời giải »


Câu 15:

Phương án nào dưới đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động?

A. Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao.

B. Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp.

C. Các hình thức vận động không bao hàm nhau.

D. Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau.

Xem lời giải »


Câu 16:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương án nào dưới đây là đúng?

A. Sự vật và hiện tượng không biến đổi.

B. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.

C. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.

D. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.

Xem lời giải »


Câu 17:

Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?

A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.

B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.

C. Cây khô héo mục nát.

D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.

Xem lời giải »


Câu 18:

Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?

A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.

B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.

C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.

D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.

Xem lời giải »


Câu 19:

Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.

B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.

C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá.

D. Học cách học →biết cách học.

Xem lời giải »


Câu 20:

Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về sự phát triển?

A. Rút dây động rừng.

B. Nước chảy đá mòn.

C. Tre già măng mọc.

D. Có chí thì nên.

Xem lời giải »


Câu 21:

Ý kiến nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự phát triển trong xã hội theo quan điểm Triết học Mác  - Lê Nin?

A. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn.

B. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới.

C. Sự xuất hiện các hạt cơ bản.

D. Sự xuất hiện các giống loài mới.

Xem lời giải »


Câu 22:

Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây?

 

A. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.

B. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.

C. Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.

D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó.

Xem lời giải »


Câu 1:

 Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng khi bàn về sự vận động?

A. Mọi sự vận động đều là phát triển.

B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.

C. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.

D. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.

Xem lời giải »


Câu 2:

Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên.

 B. Chính trị.

C. Tư duy.

 D. Đời sống.

Xem lời giải »


Câu 3:

Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên.

 B. Xã hội.

C. Tư duy.

D. Lao động.

Xem lời giải »


Câu 4:

Phương án nào dưới đây không đúng khi bàn về phát triển?

A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.

B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.

D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

Xem lời giải »


Câu 5:

Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

A. Góp gió thành bão.

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

C. Tre già măng mọc.

D. Đánh bùn sang ao.

Xem lời giải »


Câu 6:

Chọn cụm từ dưới đây để hoàn thành nội dung sau: "Theo triết học Mác – Lê nin, vận động là … nói chung của sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội."

A.   mọi sự biến đổi

B.   mọi sự dịch chuyển

C.   mọi sự thay đổi

 

D.   mọi sự chuyển hóa

Xem lời giải »


Câu 7:

Sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình thông qua

A. thế giới vật chất.

 

B. các mối quan hệ hữu cơ.

C. vận động.

 

D. phát triển.

Xem lời giải »


Câu 8:

Triết học Mác – Lê Nin khái quát vận động thành bao nhiêu hình thức cơ bản?

A. 3 hình thức.

B. 4 hình thức.

C. 5 hình thức.

D. 6 hình thức.

Xem lời giải »


Câu 9:

Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi bàn về sự vận động?

A. Thế giới vật chất không ngừng vận động.

B. Đám mây không ngừng bay.

C. Mặt trời không ngừng vận động.

D. Cái bàn không vận động.

Xem lời giải »


Câu 10:

Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?

A.   Nước bốc hơi ở nhiệt độ cao.

B.   Cây cối sinh trưởng ngày càng cao lên.

C.   Xã hội chuyển từ chế độ phong kiến thành chế độ tư bản chủ nghĩa.

D.   Người chạy từ vị trí này đến vị trí khác.

Xem lời giải »


Câu 11:

Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A.   Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

B.   Sự biến đổi, thay thể của các xã hội trong lịch sử.

C.   Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.

D.   Sự vận động của các phân tử.

Xem lời giải »


Câu 12:

Quá trình quang hợp của cây xanh thuộc dạng vận động nào dưới đây?

A.  Cơ học.

B. Sinh học.

C. Quang học.

D. Hóa học.

Xem lời giải »


Câu 13:

Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể 

A. chuyển hóa lẫn nhau.

B.  tác động lẫn nhau.

C. thay thế cho nhau.

D.  tương tác với nhau.

Xem lời giải »


Câu 14:

Vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Vận động.

B. Phát triển.

C. Tiến bộ.

D. Chuyển hóa.

Xem lời giải »


Câu 15:

Trong quá trình phát triển, khuynh hướng tất yếu của sự vật, hiện tượng là

A. cái mới ra đời thay thế cái cũ.

B. cái lạc hậu thay thế cái tiến bộ.

C. cái sau thay thế cái trước.

D. cái tốt thay thế cái xấu.

Xem lời giải »


Câu 16:

Phương án nào dưới đây là mối quan hệ của sự vận động và phát triển?

A. Có vận động thì không có phát triển.

B. Có vận động là phải có phát triển.

C. Có vận động thì mới có phát triển.

 

D. Có vận động sẽ có phát triển.

Xem lời giải »


Câu 17:

Xã hội loài người đi từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa là biểu hiện của quá trình nào dưới đây?

A. Vận động.

B. Phát triển.

C. Tiến bộ.

D. Chuyển hóa.

Xem lời giải »


Câu 18:

Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng diễn ra theo xu hướng nào dưới đây?

A. Nhảy cóc.

B. Đơn giản.

C. Quanh có, phức tạp.

D. Từ từ.

Xem lời giải »


Câu 19:

Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa là biểu hiện khuynh hướng phát triển nào của sự vật, hiện tượng?

A.   Cái tốt thay thế cái xấu.

B.   Cái hiện đại thay thế cái cổ truyền.

C.   Cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

D.   Cái mới triệt tiêu cái cũ.

Xem lời giải »


Câu 20:

Sự biến đổi nào dưới đây không được coi là phát triển?

A. Sinh vật biến đổi từ đơn bào đến đa bào.

B. Chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản.

C. Cây xanh lớn lên từng ngày.

D. Nước đun nóng bay hơi gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước

Xem lời giải »


Câu 21:

Khi xem xét một sự vật, hiện tượng, chúng ta cần chú ý đặt sự vật trong trạng thái nào dưới đây?

A. trạng thái cô lập, bất biến.

B. sự định kiến, cô lập.

C. trạng thái vận động và phát triển không ngừng.

D. trạng thái đứng yên, không vận động

Xem lời giải »


Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 10 có lời giải hay khác: