Top 50 câu hỏi trắc nghiệm cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng(mới nhất)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng có lời giải chi tiết giúp học sinh 10 biết cách làm câu hỏi & ôn luyện trắc nghiệm môn giáo dục công dân.
Top 50 câu hỏi trắc nghiệm (mới nhất)
Câu 1:
Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ điều gì sau đây?
A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng.
B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng.
D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.
Câu 2:
Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?
A. Lượng.
B. Chất.
C. Hình thức.
D. Điểm nút.
Câu 3:
Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Lượng.
B. Hợp chất.
C. Chất.
D. Độ.
Câu 4:
Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó
A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.
B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật.
C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.
D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng.
Câu 5:
Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là
A. độ và điểm nút.
B. điểm nút và bước nhảy.
C. chất và lượng.
D. bản chất và hiện tượng.
Câu 6:
Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng.
B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm.
C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh.
D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu 7:
Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là gì dưới đây?
A. Độ.
B. Lượng.
C. Bước nhảy.
D. Điểm nút.
Câu 8:
Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó
A. sự vật và hiện tượng vẫn giữ nguyên về chất.
B. sự vật và hiện tượng thay đổi về chất.
C. lượng mới ra đời.
D. sự vật mới hình thành, phát triển.
Câu 9:
Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì điều gì dưới đây sẽ xảy ra?
A. Sự vật thay đổi.
B. Lượng mới hình thành.
C. Chất mới ra đời.
D. Sự vật phát triển.
Câu 10:
Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
A. Tăng lượng liên tục.
B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép.
C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút.
D. Lượng biến đổi nhanh chóng.
Câu 11:
Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là
A. bước nhảy.
B. chất.
C. lượng.
D. điểm nút.
Câu 12:
Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. độ.
B. lượng.
C. chất.
D. điểm nút.
Câu 13:
Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm yếu tố nào dưới đây?
A. Một hình thức mới.
B. Một diện mạo mới tương ứng.
C. Một lượng mới tương ứng.
D. Một trình độ mới tương ứng.
Câu 14:
Phương án nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất?
A. Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất.
B. Lượng biến đổi dần dần đạt tới một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi.
C. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ.
D. Lượng biến đổi liên tục làm cho chất thay đổi.
Câu 15:
Cách giải thích nào dưới đây là phù hợp khi lí giải về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất.
B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. Do sự phủ định biện chứng.
D. Do sự vận động của vật chất.
Câu 16:
Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng?
A. Liên tục thực hiện các bước nhảy.
B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết.
C. Bổ sung cho chất những nhân tố mới.
D. Thực hiện các hình thức vận động.
Câu 17:
Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014.
B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.
C. Lan là một học sinh thong minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn.
D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận.
Câu 18:
Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân 90,73 triệu người (năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông. Chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên?
A. Việt Nam là quốc gia thuộc Đông Nam Á.
B. Năm 2014 Việt Nam có 90,73 triệu dân.
C. Việt Nam giáp Cam – pu – chia.
D. Việt Nam giáp Lào.
Câu 19:
Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi?
A. Mưa dầm thầm lâu.
B. Học thầy không tày học bạn.
C. Góp gió thành bão.
D. Ăn vóc học hay.
Câu 1:
Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây?
A. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn.
B. Ngại khó ngại khổ.
C. Dĩ hòa vi quý.
D. Trọng nam khinh nữ.
Câu 2:
Trong ba năm học ở phổ thông, năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là
A. ba năm học phổ thông.
B. sinh viên đại học.
C. học sinh giỏi.
D. 25 điểm.
Câu 3:
Dựa vào quy luật lượng – chất, phương án nào dưới đây lí giải đúng tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường tan vỡ?
A. Do không hòa hợp được về văn hóa.
B. Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực.
C. Trình độ các cô dâu Việt Nam còn thấp.
D. Người nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân.
Câu 4:
Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây?
A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được.
B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra.
D. Sử dụng “phao” trong thi học kì.
Câu 5:
Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất?
A. Lượng đổi làm cho chất đổi.
B. Mỗi chất lại có một lượng tương ứng.
C. Chất và lượng là hai mặt thống nhất trong một sự vật.
D. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ.
Câu 6:
Những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Chất.
B. Lượng.
C. Đặc điểm.
D. Tính chất.
Câu 7:
Thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. chất.
B. lượng.
C. đặc điểm.
D. tính chất.
Câu 8:
Thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Chất.
B. Lượng.
C. Đặc điểm.
D. Tính chất.
Câu 9:
Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng và chúng có mối quan hệ như thế nào sau đây?
A. Thống nhất với nhau.
B. Tương tác lẫn nhau.
C. Gắn bó với nhau.
D. Tác động lẫn nhau.
Câu 10:
Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là
A. điểm nút.
B. bước nhảy.
C. độ.
D. điểm.
Câu 11:
Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. điểm nút.
B. bước nhảy.
C. độ.
D. điểm.
Câu 12:
Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A. Chất bị phá hủy và biến mất.
B. Chất mới ra đời thay thế chất cũ.
C. Chất vẫn giữ nguyên như cũ.