Top 50 câu hỏi trắc nghiệm thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (mới nhất)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng có lời giải chi tiết giúp học sinh 10 biết cách làm câu hỏi & ôn luyện trắc nghiệm môn giáo dục công dân.
Top 50 câu hỏi trắc nghiệm thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (mới nhất)
Câu 1:
Phương án nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin?
A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.
C. Những vấn đề cần thiết của xã hội.
D. Những vấn đề khoa học xã hội
Câu 2:
Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?
A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.
B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.
C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 3:
Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của môn khoa học nào dưới đây?
A. Xã hội học.
B. .
C. Chính trị học.
D. Sinh học.
Câu 4:
Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?
A. Toán học.
B. Sinh học.
C. Hóa học.
D. Xã hội học.
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
B. Quá trình phát triển của loài người.
C. Mối liên hệ giữa con người và cộng đồng.
D. Sự phát triển của sinh vật.
Câu 6:
Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của
A. Kinh tế chính trị.
B. Triết học.
C. Chính trị học.
D. Xã hội học.
Câu 7:
Nội dung dưới đây không thuộc nội dung của Triết học?
A. Thế giới tồn tại khách quan.
B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
C. Giới tự nhiên là cái sẵn có.
D. Kim loại có tính dẫn điện.
Câu 8:
Khẳng định nào dưới đây là đúng khi bàn về Triết học?
A. Triết học là khoa học của các khoa học.
B. Triết học là một môn khoa học.
C. Triết học là hệ thống tư tưởng về xã hội.
D. Triết học là khoa học trừu tượng, khô khan.
Câu 9:
Phương án nào dưới đây là vai trò của Triết học đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?
A. Đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.
B. Cung cấp thế giới quan và phương pháp đánh giá.
C. Hướng dẫn định hướng và phương pháp luận.
D. Là thế giới quan và phương pháp luận chung.
Câu 10:
Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là
A. phong cách của con người.
B. cách sống của con người.
C. thế giới quan.
D. lối sống của con người.
Câu 11:
Phương án nào dưới đây sắp xếp đúng thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan?
A. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại.
B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học.
C. Triết học → tôn giáo →huyền thoại.
D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo.
Câu 12:
Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa
A. tư duy và vật chất.
B. tư duy và tồn tại.
C. duy vật và duy tâm.
D. sự vật và hiện tượng.
Câu 13:
Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung của vấn đề nào dưới đây?
A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
B. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.
D. Vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?
A. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.
B. Tính chất nhận thức của con người.
C. Phương pháp nhìn nhận thế giới quan.
D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 15:
"Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra." là quan điểm của
A. thế giới quan duy tâm.
B. thế giới quan duy vật.
C. thuyết bất khả tri.
D. thuyết nhị nguyên luận.
Câu 16:
Phương án nào dưới đây là quan điểm của thế giới quan duy tâm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.
C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.
D. Chỉ tồn tại ý thức.
Câu 17:
Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là
A. cách thức đạt được chỉ tiêu.
B. cách thức đạt được ước mơ.
C. cách thức đạt được mục đích.
D. cách thức làm việc tốt.
Câu 1:
Phương pháp luận là học thuyết về
A. phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.
B. các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.
C. các phương pháp cải tạo thế giới.
D. phương án nhận thức khoa học.
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức Triết học?
A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.
B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
C. Sự hình thành và phát triển của xã hội.
D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.
Câu 3:
Trong những câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?
A. An cư lạc nghiệp.
B. Môi hở răng lạnh.
C. Đánh bùn sang ao.
D. Tre già măng mọc.
Câu 4:
Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và
A. vai trò của con người trong thế giới đó.
B. vị trí của con người trong thế giới đó.
C. cách nhìn của con người về thế giới đó.
D. nhận thức của con người về thế giới đó.
Câu 5:
Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật
A. chung nhất, phổ biến nhất.
B. rộng nhất, bao quát nhất.
C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.
D. phổ biến nhất, bao quát nhất.
Câu 6:
Phương án nào dưới đây là vai trò của triết học cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?
A. Nghiên cứu đời sống xã hội của con người.
B. Là tiền đề cho các môn khoa học.
C. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất.
D. Là thế giới quan, phương pháp luận chung.
Câu 7:
Khái niệm nào sau đây chỉ toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống?
A. Thế giới quan.
B. Phương pháp luận.
C. Phương pháp.
D. Thế giới.
Câu 8:
Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt?
A. 1 mặt.
B. 2 mặt.
C. 3 mặt.
D. 4 mặt.
Câu 9:
Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Khả năng nhận thức thế giới của con người.
B. Nguồn gốc con người.
C. Sự coi trọng vật chất hay ý thức.
D. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Câu 10:
Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên là quan điểm của thế giới quan nào?
A. Thế giới quan duy vật.
B. Thế giới quan duy tâm.
C. Thế giới quan tự nhiên.
D. Thế giới quan xã hội.
Câu 11:
Thế giới quan nào có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội?
A. Duy tâm.
B. Duy vật.
C. Tự nhiên.
D. Xã hội.
Câu 12:
Trong câu “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của Khổng Tử, yếu tố mệnh, trời thể hiện thế giới quan nào sau đây?
A. Biện chứng.
B. Siêu hình.
C. Duy vật.
D. Duy tâm.
Câu 13:
Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và
A. thay đổi thế giới.
B. làm chủ thế giới.
C. cải tạo thế giới.
D. quan sát thế giới.
Câu 14:
Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là nội dung của phương pháp luận nào dưới đây?
A. Biện chứng.
B. Siêu hình.
C. Khoa học.
D. Cụ thể.
Câu 15:
Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác là nội dung của phương pháp luận nào dưới đây?
A. Biện chứng.
B. Siêu hình.
C. Khoa học.
D. Cụ thể.
Câu 16:
Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng có mối quan hệ như thế nào với nhau?
A. Liên quan chặt chẽ.
B. Liên hệ mật thiết.
C. Thống nhất hữu cơ.
D. Mâu thuẫn, bài trừ nhau.
Câu 17:
Câu nói nổi tiếng của triết gia Hê-ra-clit: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” thể hiện phương pháp luận nào dưới đây?
A. Biện chứng.
B. Siêu hình.
C. Khoa học.
D. Cụ thể.
Câu 18:
Nhà triết học người Anh – T. Hốp-xơ - cho rằng cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy, tim là lò xo, dây thần kinh là sợi chỉ, khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. Quan điểm này thể hiện phương pháp luận nào dưới đây?
A. Biện chứng.
B. Siêu hình.
C. Khoa học.
D. Cụ thể.