Giáo án Sinh học 9 Bài 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biến
Giáo án Sinh học 9 Bài 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biến
Link tải Giáo án Sinh học lớp 9 Bài 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biến
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp hs nhận biết được một số đột biến hình thái ở TV & phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, quả, hạt giữa thể lưỡng bội & thể đa bội trên tranh ảnh.
- Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh hiển vi hoặc trên tiêu bản.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát tranh và tiêu bản.
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi.
3. Thái độ
- Giáo dục cho hs ý thức cẩn thận, say mê nghiên cứu.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
* GV: Tranh (ảnh) các ĐB hình thái ở TV, kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây( hành ta), đột biến số lượng NST ở hành tây, dau tằm, dưa hấu.
+ Tiêu bản hiển vi:
Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn.
Bộ NST ( 2n), (3n), (4n) ở dưa hấu.
+ Kính hiển vi quang học.
*HS: Kiến thức đã học:
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
9A 9B
9C 9D
2. Kiểm tra bài cũ
? Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến?
? Trong SX các yếu tố sau: Giống, kĩ thuật SXvà NS thì yếu tố nào là kiểu gen, yếu tố nào là kiểu hình và yếu tố nào là môi trường?
3. Bài mới
* Đặt vấn đề: GV nêu y/c của bài thực hành.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1 - GV HD hs qs tranh, ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến → nhận biết các dạng đột biến gen. - GV y/c các nhóm điền bảng 26 SGK ( T75) phần I ( Đột biến hình thái) |
I.Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái.
|
Hoạt động 2 - GV y/c hs nhận biết qua tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST . - GVy/c 1 hs lên chỉ tranh câm từng dạng đột biến. - GVy/c các nhóm nhận biết qua tiêu bản hiển vi về đột biến cấu trúc NST ( hs: qs ở bội giác bé rồi chuyển sang bội giác lớn) & vẽ hình quan sát được → hoàn thành phần2 bảng 26. - GV kiểm tra trên tiêu bản → xác nhận kết quả của các nhóm. |
II. Nhận biết các đột biến cấu trúc NST. - Các dạng ĐB: Mất , đảo, lặp đoạn NST - VD: + Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 → gây ung thư máu ở người. + Enzim thuỷ phân tinh bột ở 1 giống lúa mạchcó hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen qui định Enzim này( ứng dụng vào SX đường rượu bia....) |
Hoạt động 3: - GV y/c hs qs tranh : Bộ NST người bình thường và của bệnh nhân đao.(hs: Người bệnh đao thể dị bội (2n + 1) có 3 NST 21 ( các dấu hiệu thể hiện trên tranh) - GV HD các nhóm qs tiêu bản hiển vi bộ NST ở người bình thường và bệnh nhân đao. (hs: Các nhóm qs tiêu bản đối chiiêú ảnh chụp → nhận biết cặp NST bị đột biến) ? So sánh ảnh chụp hiển vi bộ NST dưa hấu. ? So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội. + HS: TV đa bội ( lá tằm, quả dưa hấu) thường to hơn , dày hơn dạng bình thường( dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ |
III. Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST.
**Viết thu hoạch: Hoàn thành các câu hỏi trong SGK ( bảng 26) |
4. Củng cố & Luyện tập
- GVnhận xét tinh thần thái độ thực hành của các nhóm.
- Nhận xét chung kết quả thực hành.
- GV cho điểm 1 số nhóm có bộ sưu tập và két quả thực hành tốt.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Viết báo cáo thu hoạch theo mâũ bảng 26
- Sưu tầm:
Tranh ảnh minh hoạ thường biến.
Mẫu vật: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng.
Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và trãi trên mặt nướ