Top 50 câu hỏi trắc nghiệm công dân với cộng đồng (mới nhất)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm công dân với cộng đồng có lời giải chi tiết giúp học sinh 10 biết cách làm câu hỏi & ôn luyện trắc nghiệm môn giáo dục công dân.
Top 50 câu hỏi trắc nghiệm công dân với cộng đồng (mới nhất)
Câu 1:
Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là
A. cộng đồng.
B. tập thể.
C. dân cư.
D. làng xóm.
Câu 2:
Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?
A. Nhân dân trong khu dân cư.
B. Người Việt Nam ở nước ngoài.
C. Tổ học tập.
D. Trường học.
Câu 3:
Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của chủ thế nào dưới đây?
A. Của con người.
B. Của đất nước.
C. Của cán bộ, công chức.
D. Của tập thể người lao động.
Câu 4:
Mỗi người là một thành viên, một tế bào của
A. cộng đồng.
B. Nhà nước.
C. thời đại.
D. nền kinh tế đất nước.
Câu 5:
Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc của
A. cuộc sống.
B. cộng đồng.
C. tổ chức.
D. thời đại.
Câu 6:
Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?
A. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.
B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
C. Sống vô tư trong cộng đồng.
D. Sống giữ mình trong cộng đồng.
Câu 7:
Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?
A. Theo nguyên tắc.
B. Theo lẽ phải.
C. Theo tình cảm.
D. Theo từng trường hợp.
Câu 8:
Nhân nghĩa thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa
A. các tầng lớp nhân dân.
B. người với người.
C. các giai cấp khác nhau.
D. các địa phương.
Câu 9:
Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên
A. hoàn thiện hơn.
B. tốt đẹp hơn.
C. may mắn hơn.
D. tự do hơn.
Câu 10:
Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến ngày nay và ngày càng được
A. ủng hộ.
B. duy trì, phát triển.
C. bảo vệ.
D. tuyên truyền sâu rộng.
Câu 11:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là nhân nghĩa?
A. Lòng thương người.
B. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình.
D. Nhường nhịn người khác.
Câu 12:
Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Yêu thương, giúp đỡ mọi người.
B. Không chấp nhận chịu thua thiệt.
C. Chỉ giúp đỡ khi thấy có lợi.
D. Dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích.
Câu 13:
Quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, trước hết là những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, làng xóm láng giềng là biểu hiện của
A. trung thành.
B. nhân nghĩa.
C. trung thực.
D. hợp tác.
Câu 14:
Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
A. Lòng thương người.
B. Nhân nghĩa.
C. Biết ơn.
D. Nhân đạo.
Câu 15:
Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc là biểu hiện của
A. trung thành.
B. nhân nghĩa.
C. tự trọng.
D. truyền thống.
Câu 16:
Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
B. Nhân ái, thương yêu con người.
C. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.
D. Sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
Câu 17:
Nhường nhịn, giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng?
A. Trách nhiệm.
B. Nhân nghĩa.
C. Thương người.
D. Trung thực.
Câu 18:
Phương án nào dưới đây là biểu hiện của sống hòa nhập?
A. Sống tự do trong xã hội.
B. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.
C. Sống theo sở thích cá nhân.
D. Sống phù hợp với thời đại.
Câu 19:
Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là biểu hiện của
A. sống thân thiện.
B. sống hòa nhập.
C. sống vô tư.
D. sống hợp tác.
Câu 20:
Sống gần gũi với mọi người và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của
A. sống có trách nhiệm.
B. sống hòa nhập.
C. sống hợp tác.
D. sống tích cực.
Câu 1:
Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh
A. trong một số trường hợp.
B. vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
C. để làm giàu cho gia đình mình.
D. để chinh phục thiên nhiên.
Câu 2:
Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?
A. Yêu nước, yêu tập thể.
B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
C. Rộng lượng, chân thành.
D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Câu 3:
Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là gì sau đây?
A. Hợp tác.
B. Đoàn kết.
C. Giúp đỡ.
D. Đồng lòng.
Câu 4:
Mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung và sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần thiết là biểu hiện của
A. hợp tác.
B. chung sức.
C. cộng đồng.
D. trách nhiệm.
Câu 5:
Mọi người cần phải hợp tác vì lý do nào sau đây?
A. Vì mỗi người không thể tự hoàn thành công việc riêng.
B. Vì hợp tác đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
C. Vì sự phân công trong xã hội.
D. Vì mỗi người đều có tính sáng tạo.
Câu 6:
Hợp tác phải dựa trên yếu tố nào dưới đây?
A. Tự giác, tự lực, tự chủ.
B. Tự nguyện, bình đẳng.
C. Cần cù, sáng tạo.
D. Nhiệt tình, chân thành.
Câu 7:
Biết hợp tác trong công việc chung là yêu cầu đối với mỗi công dân trong
A. xã hội hiện đại.
B. xã hội cũ.
C. xã hội tương lai.
D. xã hội công nghiệp.
Câu 8:
Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác tại trường, lớp của học sinh?
A. Bàn bạc với nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.
B. Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.
C. Hai người hát chung một bài.
D. Hai người mắng một người.
Câu 9:
Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam?
A. Một số người cùng bàn với nhau chia rẽ dân tộc mình với dân tộc khác.
B. Nhân dân hai dân tộc trong bản cùng thảo luận xây dựng cây cầu treo mới.
C. Một nhóm thanh niên trong bản cùng nhau đánh người thuộc dân tộc khác.
D. Hai người của dân tộc A cùng nhau lấn chiếm đất của người thuộc dân tộc
Câu 10:
Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa các địa phương ở Việt Nam?
A. Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã.
B. Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E.
C. Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã.
D. Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả.
Câu 11:
Năm học nào bạn Hà cũng đạt Học sinh giỏi, nhưng sống xa cách mọi người trong lớp. vì cho rằng mình học giỏi rồi nên Hà không muốn học nhóm cùng các bạn khác. Nếu là bạn của Hà, em nên khuyên bạn như thế nào dưới đây cho phù hợp?
A. Học giỏi thì không cần học nhóm nữa.
B. Cần học nhóm để cùng hợp tác với các bạn.
C. Cần học nhóm nhưng không cần hợp tác.
D. Không cần hợp tác với ai mà chỉ cần học giỏi.
Câu 12:
Chi đoàn thanh niên lớp 10A phát động phong trào quyên góp sách cho các bạn vùng lũ lụt. Các bạn đoàn viên và thanh niên đều tham gia tích cực đóng góp chung vào phong trào Đoàn trường. Việc làm của Chi đoàn thanh niên lớp 10A là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?
A. Yêu thương người nghèo khổ.
B. Nhân nghĩa.
C. Hòa nhập.
D. Tự giác.
Câu 13:
Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” . Sau những trận lũ lụt ở miền Trung, nhân dân khắp nơi trong cả nước lại quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn cho nhân dân vùng lũ lụt. việc làm trên là biểu hiện phẩm chất nào của công dân trong cộng đồng?
A. Đoàn kết.
B. Nhân nghĩa.
C. Hợp tác.
D. Chia sẻ.
Câu 14:
Là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn Hoa sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của Hoa, em có thể khuyên Hoa như thế nào cho phù hợp?
A. Hoa cứ sống như cách mình suy nghĩ là được.
B. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp.
C. Nên sống hòa nhập với mọi người, Hoa sẽ được mọi người yêu quý.
D. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết.
Câu 15:
Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây?
A. Hoạt động bảo vệ môi trường.
B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng.
C. Trách nhiệm về công tác tình nguyện.
D. Hoạt động mùa hè xanh.
Câu 16:
Là Bí thư Đoàn thanh niên, bạn Dung không những tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể và hoạt động do nhà trường tổ chức mà còn tích cực vận động bạn bè cùng tham gia. Việc làm của bạn Dung là biểu hiện của trách nhiệm nào dưới đây của thanh niên- học sinh?
A. Sống tử tế.
B. Sống hòa nhập.
C. Sống hợp tác.
D. Sống tích cực.
Câu 17:
Tổ 1 của lớp 10D là một tập thể làm việc tích cực và có hiệu quả. Các bạn trong tổ thường xuyên cùng nhau trao đổi để giải quyết các yêu cầu chung trong học tâp và trong công việc. Việc làm của tổ 1 thể hiện chuẩn mực đạo đức nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?
A. Hòa nhập.
B. Thân thiện.
C. Hợp tác.
D. Cộng tác.
Câu 18:
Khi cô giáo giao bài tập thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm B cùng nhau thảo luận tích cực để làm bài tập. Việc làm của nhóm B là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh trong học tập?
A. Tận tâm.
B. Tự giác.
C. Hợp tác.
D. Tự lực cánh sinh.
Câu 19:
Khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Việc làm của nhóm B là biểu hiện của
A. làm việc có kế hoạch.
B. làm việc nghiêm túc.
C. hợp tác.
D. khoa học.
Câu 20:
Nhờ có thảo luận, trao đổi và cùng thực hiện kế hoạch theo hợp đồng mà nhiều công trình kiến trúc giữa các địa phương được hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng. Hoạt động chung này thể hiện yêu cầu nào dưới đây trong lao động?
A. Tận tâm.
B. Hợp tác.
C. Thiện chí
D. Nhiệt tình.
Câu 1:
Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tạo thành
A. tập thể.
B. hội nhóm.
C. cộng đồng.
D. xã hội.
Câu 2:
Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để
A. Hoàn thiện.
B. Phát triển.
C. Giàu có hơn.
D. Sống yên ổn.
Câu 3:
Phương án nào dưới đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động để đời sống cộng đồng luôn phát triển lành mạnh?
A. Công bằng, dân chủ, văn minh.
B. Dân chủ, kỉ luật, pháp luật.
C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
D. Bình đẳng, dân chủ, kỉ luật.
Câu 4:
Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở lên
A. văn minh.
B. đoàn kết.
C. lớn mạnh.
D. phát triển.
Câu 5:
Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là
A. nhân nghĩa.
B. yêu thương.
C. hợp tác.
D. hòa nhập.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không nói về nhân nghĩa?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Ba que xỏ lá.
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
D. Đồng cam cộng khổ.
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
B. Nhường nhịn, đùm bọc nhau.
C. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
D. Dùng mọi cách để giành chiến thắng.
Câu 8:
Hành động nào sau đây thể hiện lòng nhân nghĩa?
A. Quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
B. Thấy người bị tai nạn không quan tâm vì không liên quan.
C. Gay gắt chỉ trích người mắc lỗi dù họ biết hối cải.
D. Không nhường nhịn người khác vì như vậy là tạo tính xấu cho họ.
Câu 9:
Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng được gọi là gì sau đây?
A. Sống giản dị.
B. Yêu thương con người.
C. Sống hòa nhập.
D. Hợp tác cùng phát triển.
Câu 10:
Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy
A. vui vẻ, thoái mái.
B. cuộc sống giàu ý nghĩa.
C. có thêm sức mạnh.
D. đơn độc, buồn tẻ.
Câu 11:
Biểu hiện nào sau đây thể hiện cá nhân biết sống hòa nhập?
A. Chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ.
B. Không quan tâm tới mọi người xung quanh.
C. Không tham gia các hoạt động tập thể.
D. Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Câu 12:
Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là biểu hiện của
A. đoàn kết, tương trợ.
B. hợp tác.
C. yêu thương.
D. hòa nhập.
Câu 13:
Phương án nào dưới đây đúng khi bàn về hợp tác?
A. Hợp tác giúp công việc diễn ra hiệu quả hơn.
B. Hợp tác làm con người trở lên lười nhác, ỷ lại.
C. Chỉ hợp tác khi thấy mình có lợi.
D. Khi yếu kém, không làm được mới hợp tác.
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hợp tác?
A. Tự nguyện.
B. Bình đẳng.
C. Đôi bên cùng có lợi.
D. Không cần tôn trọng lợi ích của người khác.
Câu 15:
Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính hợp tác?
A. Bàn bạc, xây dựng kế hoạch làm việc chung.
B. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
C. Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.
D. Cho nhau chép bài trong giờ kiểm tra.
Câu 16:
X là một học sinh có học lực yếu trong lớp. Cô chủ nhiệm đã phân công A ngồi cạnh và giúp đỡ X trong học tập. Theo em, A nên làm như thế nào để giúp bạn tiến bộ và thể hiện được tinh thần hợp tác?
A. Không nhận lời giúp bạn và xin cô đổi chỗ ngồi.
B. Hướng dẫn bạn cách học và làm bài hiệu quả.
C. Làm bài tập giúp bạn để bạn không mắc lỗi.
D. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao.
Câu 17:
M cho rằng khi làm việc nhóm tất cả các thành viên đều cần tham gia thực hiện, sau đó cả nhóm cùng thuyết trình. Y và B lại cho rằng chỉ nên để những bạn học giỏi làm thôi. Bạn H thì cho rằng ai làm cũng được, miễn sao được điểm cao. Theo em, suy nghĩ về hợp tác của bạn nào cần phải thay đổi?
A. Bạn M và Y.
B. Bạn B và H.
C. Bạn Y, B và H.
D. Bạn Y và B.