X

Giáo án Vật Lí 9 chuẩn

Giáo án Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều mới nhất


Giáo án Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều mới nhất

Tải xuống

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.

- Bố trí TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều

- Hiểu được kí hiệu của ampekế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng các dụng cụ đo điện, mắc mạch điện thoe sơ đồ hình vẽ.

3. Thái độ:

- Trung thực, cẩn thận, ghi nhớ sử dụng điện an toàn.

- Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- 1ampe kế một chiều, 1 am pe kế xoay chiều, 1 công tắc, 8 sợi dây nối

- 1 vôn kế một chiều, 1 vôn kế xoay chiều, 1 nguồn điện 1 chiều 3V - 6V

- 1 bóng đèn 3V có đui, 1 nguồn điện xoay chiều 3V - 6V

2.Học sinh: Mỗi nhóm:

- 1 bộ thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.

- 1 nguồn điện 1 chiều 3V- 6V

- 1 nguồn điện xoay chiều 3V - 6V

III. Hoạt động dạy học:

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện một chiều?

Dòng điện một chiều có những tác dụng gì?

2.Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

⇒ Đặt vấn đề: Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì? đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều bằng dụng cụ gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Bố trí TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều

- Hiểu được kí hiệu của ampekế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Tác dụng của dòng điện xoay chiều
- GV: Làm TN biểu diễn như hình 35.1

Yêu cầu HS quan sát TN và nêu rõ mỗi TN dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

- GV: So sánh tác dụng của dòng điện xoay chiều với tác dụng của dòng điện một chiều.

- GV thông báo: Dòng điện xoay chiều trong lưới điện sinh hoạt có tác dụng sinh lý rất mạnh.

⇒ Chuyển ý: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều có giống nhau không?

- HS: Quan sát GV làm thí nghiệm, trả lời C1.

- HS: Trả lời.

I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều

C1: Bóng đèn nóng sáng: Tác dụng nhiệt bút thử điện sáng ( Khi cắm vào 1 trong 2 lỗ của 2 lỗ ổ lấy điện ) tác dụng quang, đinh hút sắt tác dụng từ.

2: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

- GV: Yêu cầu HS đọc C2 tìm hiểu:

+ Mục đích thí nghiệm?

+ Dụng cụ thí nghiệm?

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: Hướng dẫn HS bố trí TN như hình 35.2 và 35.3 (SGK). GV hướng dẫn kĩ HS cách bố trí TN sao cho quan sát Hiểu được rõ, trao đổi nhóm trả lời câu C2.

- GV: Yêu cầu các nhóm quan sát kĩ hiện tượng xảy ra.

- GV: Hết thời gian, GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp rút ra kết luận.

- HS: Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV → Trả lời.

- HS: Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm và trả lời C2.

Thời gian: 5 phút.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

1. Thí nghiệm:

C2: Trường hợp sử dụng dòng điện không đổi nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút thì khi đổi chiều dòng điện nó sẽ đẩy và ngược lại

Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực N của thanh nam châm lần lượt bi hút, đẩy. Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều.

2. Kết luận: Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều theo.

3: Tìm hiểu các dụng cụ đo, cách đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều.
- GV: Khi sử dụng ampe kế một chiều để đo dòng điện xoay chiều ⇒ Kim có quay không?

- GV: Mắc vôn kế hoặc ampe kế một chiều vào mạch điện xoay chiều yêu cầu HS quan sát và so sánh với dự đoán.

- GV: Tại sao kim không quay?

- GV kết luận: Kim đứng yên trong trường hợp này vì lự từ tác dụng lên kim nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điên. Nhưng vì kim có quan tính cho nên không kịp đổi chiều quay và đứng yên.

⇒ Cần có dụng cụ riêng biệt để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

- GV: Mắc dụng cụ vôn kế và am pe kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều.

- GV: Nêu cách Hiểu được các dụng cụ xoay chiều.

- GV: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn biến đổi, vậy các dụng cụ đó cho ta biết giá trị nào?

- GV: Kết luận.

Thông báo thêm: Giá trị hiệu dụng không phải là giá trị trung bình mà là do hiệu quả tương đương với dòng điện một chiều có cùng giá trị.

- HS: Trả lời dự đoán.

- HS: Quan sát thấy kim nam châm đứng yên.

- HS: Trả lời.

- HS: Quan sát thấy kim quay.

- HS: Nhận biết.

- HS: Trả lời.

- HS: Đọc mục kết luận SGK.

II. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều

1. Quan sát giáo viên làm TN:

(Hình 35.4 và 35.5)

2. Kết luận:

Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và am pekế có kí hiệu là AC ( hay ~)

- Kết quả đo thay đổi khi ta đổi chỗ 2 chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?

A. Máy thu thanh dùng pin.

B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.

C. Tủ lạnh.

D. Ấm đun nước.

Câu 2 : Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều:

A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều.

B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều.

C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều.

D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.

Câu 3 : Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho acquy.

B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.

C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.

D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.

Câu 4 : Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

A. Đèn điện

B. Máy sấy tóc

C. Tủ lạnh

D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin

Câu 5 : Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.

B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.

C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.

D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.

Câu 6 : Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

A. Tác dụng cơ

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng quang

D. Tác dụng từ

Câu 7 : Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức?

A. Bình acquy có hiệu điện thế 16V.

B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V

C. Hiệu điện thế một chiều 9V.

D. Hiệu điện thế một chiều 6V.

Câu 8 : Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng

A. Cơ

B. Nhiệt

C. Điện

D. Từ

Câu 9 : Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

Giáo án Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều mới nhất

A. Kim nam châm vẫn đứng yên.

B. Kim nam châm quay một góc 90o.

C. Kim nam châm quay ngược lại.

D. Kim nam châm bị đẩy ra.

Câu 10 : Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

Giáo án Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều mới nhất

A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước.

B. Đinh sắt quay một góc 90o.

C. Đinh sắt quay ngược lại.

D. Đinh sắt bị đẩy ra.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C4:

+ Dòng điện chạy qua nam châm điện A là dòng điện gi?

+ Từ trường của ống dây có đặc điểm gì?

+ Từ trường này xuyên qua cuộn dây kín B sẽ có tác dụng gi?

- HS: Thảo luận nhóm trả lời C3 C3: Sáng như nhau, vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị.

C4: Có vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm và tạo ra 1 từ trường biến đổi, các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì? Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện.

- Vôn kế và am pekế xoay chiều có kí hiệu thế nào? Mắc vào mạch điện ntn?

- HS: Đọc phần ghi nhớ và "có thể em chưa biết"

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và làm bài tập trong sách BT.

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: