200 Câu hỏi trắc nghiệm phần thứ hai: Công dân với đạo đức (có lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm phần thứ hai: Công dân với đạo đức mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Giáo dục công dân 10 giúp bạn học tốt môn Giáo dục công dân hơn.
200 Câu hỏi trắc nghiệm phần thứ hai: Công dân với đạo đức có lời giải
Câu hỏi một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (có lời giải)
Câu hỏi công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (có lời giải)
Câu hỏi công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (có lời giải)
Câu hỏi công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (có lời giải)
Câu 1:
Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Đạo đức.
B. Pháp luật.
C. Tín ngưỡng.
D. Phong tục.
Câu 2:
Hành động nào dưới đây thể hiện người có đạo đức?
A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.
B. Tự ý lấy đồ của người khác.
C. Chen lấn khi xếp hàng.
D. Thờ ơ với người bị nạn.
Câu 3:
Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính chất nào dưới đây?
A. Tự nguyện.
B. Bắt buộc.
C. Cưỡng chế.
D. Áp đặt.
Câu 4:
Biểu hiện nào dưới đây Tôn trọng pháp luật?
A. Tôn trọng pháp luật.
B. Trung thành với lãnh đạo.
C. Giữ gìn bất cứ truyền thống nào.
D. Trung thành với mọi chế độ.
Câu 5:
Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?
A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững.
B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn.
D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau.
Câu 6:
Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.
D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn.
Câu 7:
Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?
A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình.
B. Làm cho mọi người gần gũi nhau.
C. Nền tảng đạo đức gia đình.
D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn.
Câu 8:
Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực
A. sống thiện.
B. sống tự lập.
C. sống tự do.
D. sống tự tin.
Câu 9:
Biểu hiện nào trong những câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Ăn cháo đá bát.
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
D. Một miếng khi đói bằng gói khi no.
Câu 10:
Nội dung câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Học thầy không tày học bạn.
C. Có chí thì nên.
D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu 11:
Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình?
A. Công cha như núi Thái Sơn.
B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
C. Ăn chọn nới, chơi chọn bạn.
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Câu 12:
Nội dung câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình?
A. Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.
B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.
C. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
D. Công cha như núi Thái Sơn.
Câu 13:
Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây?
A. Đạo đức, pháp luật.
B. Đạo đức, tình cảm.
C. Truyền thống, quy mô gia đình.
D. Truyền thống, văn hóa.
Câu 14:
Nền tảng của hạnh phúc gia đình là yếu tố nào dưới đây?
A. Đạo đức.
B. Pháp luật.
C. Tín ngưỡng.
D. Tập quán.
Câu 15:
“Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố nào dưới đây?
A. Tài năng và đạo đức.
B. Tài năng và sở thích.
C. Tình cảm và đạo đức.
D. Thói quen và trí tuệ.
Câu 1:
A là kĩ sư xây dựng nhưng không bao giờ tham gia các hoạt động của phường. Nếu là hàng xóm, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để khuyên A?
A. Lờ đi vì không liên quan đến mình.
B. Nói xấu A với hàng xóm.
C. Rủ nhiều người đến bắt A phải tham gia.
D. Động viên, cổ vũ A tham gia các hoạt động của phường.
Câu 2:
Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. Trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lờ đi coi như không biết.
B. Quay clip tung lên mạng xã hội.
C. Cãi nhau với người bị đổ xe.
D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ.
Câu 3:
Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt, nói xấu trên Facebook. Việc làm này là trái với
A. giá trị đạo đức.
B. giá trị nhân văn.
C. lối sống cá nhân.
D. sở thích cá nhân.
Câu 4:
B thường quay cóp bài trong giờ kiểm tra là hành vi trái với chuẩn mực
A. đạo đức.
B. văn hóa.
C. truyền thống.
D. tín ngưỡng.
Câu 5:
Vì lợi ích của bản thân mà dùng thủ đoạn hãm hại người khác là hành vi trái với chuẩn mực về
A. đạo đức.
B. văn hóa.
C. truyền thống.
D. tín ngưỡng.
Câu 6:
K rất lười học và thường gian lận trong giờ kiểm tra. Nếu là bạn của K, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn?
A. Đánh cho bạn một trận.
B. Quay clip việc làm bạn để đưa lên mạng.
C. Nói xấu bạn với các bạn khác trong lớp.
D. Khuyên nhủ và giúp đỡ bạn trong học tập.
Câu 7:
Phát hiện ông P hàng xóm có hành vi dùng hóa chất cho vào thịt để tạo màu sắc tươi ngon bán cho mọi người, trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Lên mạng xã hội nói về hành vi của ông.
C. Tống tiền ông P nếu không sẽ báo công an.
D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí.
Câu 8:
Anh C đánh đập, ngược đãi mẹ vì bà đã già và không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của anh C không phù hợp với chuẩn mực đạo đức ở phạm vi nào dưới đây?
A. Gia đình.
B. Tập thể.
C. Cơ quan.
D. Trường học.
Câu 9:
Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lờ đi vì không phải việc của mình.
B. Quay clip và tung lên mạng xã hội.
C. Nói xấu anh C với mọi người.
D. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C..
Câu 10:
Anh K có quan hệ ngoài hôn nhân với chị V. Điều này là vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong phạm vi nào dưới đây?
A. Gia đình.
B. Tập thể.
C. Cơ quan.
D. Trường học.
Câu 11:
Trường X tổ chức cho học sinh quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, việc làm này phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong phạm vi nào dưới đây?
A. Xã hội.
B. Kinh doanh.
C. Y tế.
D. Môi trường.
Câu 12:
Công ty V tổ chức cho nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo, việc làm này phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong phạm vi nào dưới đây?
A. Xã hội.
B. Văn hóa.
C. Giáo dục.
D. Môi trường.
Câu 13:
Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn
A.
B. biến đổi theo trào lưu xã hội.
C. thường xuyên thay đổi.
D. biến đổi theo nhu cầu của mỗi người.
Câu 14:
Trong lớp, G thường hay nói xấu thầy cô giáo với các bạn. Nếu là bạn cùng lớp, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn?
A. Nói xấu G với tất cả các bạn trong lớp.
B. Lờ đi vì không liên quan đến mình.
C. Đồng tình với việc làm của G vì cùng không thích cô.
D. Khuyên bạn không nên làm như vậy vì trái với đạo đức.
Câu 15:
Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề trên?
A. Học sinh không làm ra tiền nên không đóng góp.
B. Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường.
C. Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp.
D. Tùy vào sở thích của mỗi học sinh mà đóng góp ít hay nhiều.
Câu 1:
Câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố nào dưới đây?
A. Lễ nghĩa, đạo đức.
B. Phong tục tập quán.
C. Tín ngưỡng.
D. Tình cảm.
Câu 2:
Trên đường đi học về thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa sách một túi đồ nặng qua đường. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với đạo đức?
A. Giúp người phụ nữ xách đồ.
B. Lặng lẽ bỏ đi vì không phải việc của mình.
C. Đứng nhìn người phụ nữ đó.
D. Gọi người khác giúp.
Câu 3:
Các nền tảng đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của đối tượng nào dưới đây?
A. Nhân dân lao động.
B. Giai cấp thống trị.
C. Tầng lớp tri thức.
D. Tầng lớp doanh nhân.
Câu 4:
Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và
A. phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại.
B. phát huy tinh thần quốc tế.
C. giữ gìn được bản sắc riêng.
D. giữ gìn được phong cách riêng.
Câu 5:
Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Pháp luật.
B. Đạo đức.
C. Truyền thống.
D. Phong tục.
Câu 6:
Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức
A. hiện đại.
B. độc đáo.
C. tiến bộ.
D. ưu việt.
Câu 7:
Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là sự điều chỉnh mang tính chất nào dưới đây?
A. Bắt buộc.
B. Tự nguyện.
C. Tự do.
D. Cưỡng chế.
Câu 8:
Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức là yếu tố nào dưới đây?
A. Tính cưỡng chế, tính tự giác.
B. Tính dân chủ.
C. Tính tự do.
D. Tính tự giác.
Câu 9:
Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần tạo giá trị nào dưới đây?
A. Giúp cá nhân phát triển.
B. Mang lại những lợi ích kinh tế.
C. Phát triển kĩ năng.
D. Hoàn thiện nhân cách.
Câu 10:
Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức là
A. căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. nền tảng của gia đình hạnh phúc.
C. mục đích của gia đình hạnh phúc.
D. chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.
Câu 11:
Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó có thể
A. được mọi người tin tưởng.
B. xây dựng mối quan hệ hợp tác.
C. phát triển bền vững.
D. trở lên giàu có.
Câu 12:
Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây đề cập đến sự tác động, điều chỉnh của đạo đức?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ..
C. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.
D. Có công mài sắt có ngày lên kim.
Câu 13:
Hành động nào sau đây thể hiện cá nhân là người có đạo đức?
A. Chen lấn khi thanh toán.
B. Vượt đèn đỏ.
C. Trộm cắp đồ của người khác.
D. Giúp đỡ người bị nạn.
Câu 14:
Do đi làm muộn, anh C đi vào đường ngược chiều và đâm vào em M đang đá bóng dưới lòng đường khiến em bị ngã gãy tay. Bố mẹ em M yêu cầu anh C phải hỗ trợ, bồi thường nhưng anh C không đồng ý vì cho rằng em M cũng có lỗi. Bố em M tức giận đã cùng cháu mình là anh X chặn đường đánh anh C. Hành vi của ai vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?
A. Bố em M, anh X, anh C.
B. Anh X, anh C, hai bố con em M.
C. Anh C.
D. Bố em M và anh X.