X

Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

Lịch Sử lớp 4 - Giải bài tập SGK Lịch Sử lớp 4 hay nhất


Lịch Sử lớp 4 - Giải bài tập SGK Lịch Sử lớp 4 hay nhất

Để học tốt Lịch Sử lớp 4, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Lịch Sử 4, sẽ giúp em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và học tốt hơn môn Lịch Sử 4

Lịch Sử lớp 4 - Giải bài tập SGK Lịch Sử lớp 4 hay nhất

Phần 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)

Phần 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938)

Phần 3: Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009)

Phần 4: Nước Đại Việt thời Lý (Từ năm 1009 đến năm 1226)

Phần 5: Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400)

Phần 6: Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)

Phần 7: Nước Đại Việt thế kỉ XVI-XVII

Phần 8: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858)

Giải Lịch Sử lớp 4 Bài 1: Nước Văn Lang

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 1 trang 12: Em hãy xác định trên lược đồ hình 1 những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống?

Trả lời:

Khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả là những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 1 trang 12: Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào? Em thử vẽ sơ đồ thể hiện các tầng lớp đó?

Trả lời:

-Xã hội Văn Lang có những tầng lớp: Vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân và nô tì.

-Sơ đồ nhà nước Văn Lang:

Giải bài tập Lịch Sử 4 | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4

Câu 1 trang 14 Lịch Sử 4: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?

Trả lời:

-Nước Văn Lang đời khoảng năm 700 trước công nguyên (TCN).

-Ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay.

Câu 2 trang 14 Lịch Sử 4: Dựa vào bài đã học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt (bằng lời, bằng đoạn văn ngắn hoặc bằng hình vẽ).

Trả lời:

-Thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,...

-Người dân biết đúc đồng làm vũ khí, đồ trang sức, làm gốm, đan rổ, dụng cụ gia đình,...

-Đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang phong phú với nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng,...

Câu 3 trang 14 Lịch Sử 4: Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay?

Trả lời:

-Ở các vùng núi, người dân vẫn ở nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng, bản. Họ thờ thần Đất, thần Mặt Trời.

-Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc,...

Giải Lịch Sử lớp 4 Bài 2: Nước Âu Lạc

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 2 trang 15: Xác định vùng Cổ Loa trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (hình 1, bài 1).

Trả lời:

Vùng Cổ Loa trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (hình 1, bài 1) thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay.

Câu 1 trang 17 Lịch Sử 4: Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

-Năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước phương Nam.

-Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt, Lạc Việt đánh lui quân xâm lược, lập ra nước Âu Lạc.

Câu 2 trang 17 Lịch Sử 4: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là gì?

Trả lời:

-Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn 1 lần được nhiều mũi tên.

-Xây dựng thành Cổ Loa.

Giải Lịch Sử lớp 4 Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 3 trang 18: Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, cuộc sống của dân ta cực nhục như thế nào?

Trả lời:

-Dân ta phải lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng.

-Với mục đích đồng hóa dân ta, chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán.

Câu 1 trang 18 Lịch Sử 4: Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì?

Trả lời:

-Chia nước ta thành quận, huyện do chính người Hán cai quản.

-Bắt nhân dân lên rừng, xuống biển tìm sản vật quý công nạp cho chúng.

-Đưa người Hán sang ở chung với ta và bắt nhân dân ta phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán.

Câu 2 trang 18 Lịch Sử 4: Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?

Trả lời:

-Nhân dân ta không khuất phục, vẫn giữa gìn các phong tục tập quán truyền thống vốn có như ăn trầu, nhuộm răng, mở lễ hội…

-Nhân dân cũng liên tục nổi dậy khởi nghĩa, đánh đuổi quân đô hộ. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Mai Thúc Loan,…

Câu 3 trang 18 Lịch Sử 4: Em hãy kẻ và điền vào bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Trả lời:

Thời gian Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542 Khởi nghĩa Lí Bí
Năm 550 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Năm 722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm 766 Khởi nghĩa Phùng Hưng
Năm 905 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Năm 931 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Năm 938 Khởi nghĩa Ngô Quyền