X

Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều

10 Bài tập trắc nghiệm Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố - Cánh diều Toán 9


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 10 bài tập trắc nghiệm Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố Toán lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 9.

10 Bài tập trắc nghiệm Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố - Cánh diều Toán 9

I. Nhận biết

Câu 1. Phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau là

A. Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử đó.                                     

B. Tập hợp tất cả các kết quả không thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử đó.                                     

C. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử với khả năng xuất hiện như nhau được gọi là không gian mẫu của phép thử đó.  

D. Tập hợp tất cả các kết quả không thể xảy ra của một phép thử với khả năng xuất hiện như nhau được gọi là không gian mẫu của phép thử đó.

Câu 2. Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Không gian mẫu của phép thử có số phần tử là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 3. Cho phép thử T, xét biến cố E. Kết quả của phép thử T làm cho biến cố E xảy ra được gọi là

A. Kết quả đúng với E

B. Kết quả phù hợp với E

C. Kết quả của E

D. Kết quả thuận lợi cho E

Câu 4. Xét một phép thử có không gian mẫu Ω và A là một biến cố của phép thử đó. Xác suất của biến cố A là

A. PA=nAnΩ

B. PA=nΩnA

C. PA=nA.nΩ

D. nA=nΩ

Câu 5. Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên từ 1 đến 10. Xác suất của biến cố A: “Số được chọn là 10” là

A. 410

B. 310

C. 210

D. 110

II. Thông hiểu

Câu 6. Một hộp có 3 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 3. Bạn An và bạn Hoàng lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Không gian mẫu của phép thử là

A. Ω={(1;  1);  3;  1;   1;  2;  2;  2;  3;  2;   1;  3;  2;  3;  3;  3}

B. Ω={(1;  1);  2;  1;  3;  1;   1;  2;  2;  2;  3;  2;   1;  3;  2;  3;  3;  3}

C. Ω={(1;  1);  2;  1;  3;  1;    1;  4;  2;  2;  3;  2;  4;  2; 1;  3;  2;  3;  3;  3}

D. Ω={2;  1;  3;  1;  4;  1;   1;  5;  2;  2;  3;  2;  4;  2;   1;  3;  2;  3;  3;  3;  4;  3}

Câu 7. Không gian mẫu của phép thử “Bạn An liệt kê các số có 2 chữ số chia hết cho 5” có bao nhiêu phần tử?

A. 17 phần tử

B. 18 phần tử.

C. 19 phần tử.

D. 20 phần tử.

Câu 8. Xét phép thử tung con xúc xắc 6 mặt hai lần. Số phần tử của không gian mẫu là

A. 36.

B. 40.

C. 38.

D. 35.

Câu 9. Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1000. Số kết quả có thể xảy ra của phép thử là

A. 300.

B. 400.

C. 500.

D. 501.

III. Vận dụng

Câu 10. Trong một chiếc hộp đựng 1 viên bi đỏ, 1 viên bi xanh, 2 viên bi trắng và 2 viên bi vàng. Lần lượt lấy ngẫu nhiên 2 viên bi và ghi lại màu sắc của hai viên bi đó. Số phần tử của không gian mẫu là

A. 8

B. 9.

C. 10.

D. 11.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác: