Các dạng bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch chọn lọc có đáp án chi tiết - Vật Lí lớp 11
Các dạng bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch chọn lọc có đáp án chi tiết
Với Các dạng bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch chọn lọc có đáp án chi tiết Vật Lí lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, 100 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 11.
- Cách giải bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch Xem chi tiết
- Dạng 1: Định luật Ôm cho mạch kín Xem chi tiết
- Trắc nghiệm Định luật Ôm cho mạch kín Xem chi tiết
- Dạng 2: Ghép các nguồn điện thành bộ Xem chi tiết
- Trắc nghiệm Ghép các nguồn điện thành bộ Xem chi tiết
- Dạng 3: Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện, máy thu Xem chi tiết
- Trắc nghiệm Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện, máy thu Xem chi tiết
- 50 bài tập trắc nghiệm Định luật Ôm đối với toàn mạch có đáp án chi tiết Xem chi tiết
Bài tập trắc nghiệm
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải chi tiết (cơ bản) Xem chi tiết
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải chi tiết (nâng cao) Xem chi tiết
Lý thuyết Định luật Ôm đối với toàn mạch
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Định luật Ôm đối với toàn mạch:
• Định luật Ôm đối với toàn mạch:
Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuậnvới
suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với
điện trở toàn phần của mạch đó:
trong đó: E là suất điện đông của nguồn (V)
r là điện trở trong của nguồn điện
RN là điện trở tương đương của mạch ngoài
• Hiệu điện thế mạch ngoài (hay hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện):
2. Nhận xét:
• Hiện tượng đoản mạch: xảy ra khi nối 2 cực của nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua có cường độ lớn và có hại.
• Công của nguồn điện bằng nhiệt lượng sản ra ở mạch ngoài và mạch trong:
• Hiệu suất của nguồn điện:
B. Kỹ năng giải bài tập
Áp dụng các công thức:
- Định luật Ôm đối với toàn mạch:
- Hiệu điện thế mạch ngoài: UN = I.RN = E - Ir
- Hiệu suất của nguồn điện:
C. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Hướng dẫn:
Chọn C.
Ta có hiệu điện thế mạch ngoài UN = I.RN = E - Ir ⇒ khi I tăng thì UN giảm.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R.
B. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phàn của mạch.
C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
D. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Hướng dẫn:
Chọn D.
Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Câu 3: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A). B. I = 12 (A).
C. I = 2,5 (A). D. I = 25 (A).
Hướng dẫn:
Chọn C.
Cường độ dòng điện trong mạch là
Câu 4: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:
A. E = 12,00 (V). B. E = 12,25 (V).
C. E = 14,50 (V). D. E = 11,75 (V).
Hướng dẫn:
Chọn B.
Cường độ dòng điện trong mạch là
⇒ Suất điện động của nguồn điện là: E = I(r + R) = 12,25(V)
Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 6 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn A.
Công suất tiêu thụ mạch ngoài:
Câu 6: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:
A. r = 2 (Ω). B. r = 3 (Ω).
C. r = 4 (Ω). D. r = 6 (Ω).
Hướng dẫn:
Ta có:
Mà
Câu 7: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn B.
Công suất tiêu thụ mạch ngoài:
Mà
Câu 8: Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 (Ω) đến R2 = 10,5 (Ω) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:
A. r = 7,5 (Ω). B. r = 6,75 (Ω).
C. r = 10,5 (Ω). D. r = 7 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn D.
Ta có hiệu điện thế mạch ngoài
Mà
Câu 9: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn B.
Công suất tiêu thụ mạch ngoài:
Mà
Câu 10: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω) B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn C.
Công suất tiêu thụ trên điện trở:
Mà
Cách giải bài tập Định luật Ôm cho mạch kín
A. Phương pháp & Ví dụ
1. Mạch kín cơ bản (gồm nguồn và điện trở thuần):
(R là điện trở của mạch ngoài; E, r là suất điện động và điện trở trong của nguồn).
2. Mạch kín gồm nhiều nguồn điện và máy thu mắc nối tiếp với điện trở thuần:
Trong đó: R là điện trở tương đương của mạch ngoài;
E, r là suất điện động và điện trở trong của nguồn;
E’, r’ là suất điện động và điện trở trong của máy thu điện
với quy ước: nguồn khi dòng điện đi vào từ cực âm và đi ra từ cực dương; máy thu khi dòng điện đi vào từ cực dương và đi ra từ cực âm.
3. Mạch kín gồm nhiều nguồn giống nhau (E, r) mắc thành bộ và điện trở thuần:
+ Nếu n nguồn giống nhau mắc nối tiếp thì: Eb = nE; rb = nr.
+ Nếu n nguồn giống nhau mắc song song thì:
+ Nếu mắc hỗn hợp đối xứng gồm m dãy, mỗi dãy có n nguồn thì:
Ví dụ 1: Đèn 3V – 6W mắc vào hai cực acquy (E = 3V, r = 0,5Ω). Tính điện trở đèn, cường độ dòng điện, hiệu điện thế và công suất tiêu thụ của đèn.
Hướng dẫn:
Điện trở của đèn:
Cường độ dòng điện qua đèn:
Hiệu điện thế của đèn: U = IR = 1,5.1,5 = 2,25V.
Công suất tiêu thụ của đèn: P = RI2 = 1,5.1,52 = 3,375W.
Ví dụ 2: Hai điện trở R1 = 2Ω, R2 = 6Ω mắc vào nguồn (E, r). Khi R1, R2 nối tiếp, cường độ trong mạch IN = 0,5A. Khi R1, R2 song song, cường độ mạch chính IS = 1,8A. Tìm E, r.
Hướng dẫn:
– Khi [R1 nt R2] ⇒ RN = R1 + R2 = 2 + 6 = 8Ω
– Khi [R1 // R2]
Từ (1) và (2), suy ra:
Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình. Biết nguồn điện có suất điện động E = 12V và có điện trở trong r = 1Ω, các điện trở R1 = 10Ω, R2 = 5Ω và R3 = 8Ω.
a) Tính tổng trở RN của mạch ngoài.
b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua nguồn điện và hiệu điện thế mạch ngoài U.
c) Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu điện trở R1.
d) Tính hiệu suất H của nguồn điện.
Hướng dẫn:
a) RN = R1 + R2 + R3 = 23Ω
b)
UN = I.RN = 0,5.23 = 11,5V
c) U1 = I.R1 = 0,5.10 = 5 V
d)
Ví dụ 4: Có mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện điện E = 12V và có điện trở trong r = 0,5 Ω. Các điện trở mạch ngoài R1 = 4,5Ω, R2 = 4Ω, R3 = 3Ω. Hãy tìm số chỉ của ampe kếhiệu suất của nguồn điện khi
a) K mở.
b) K đóng.
Hướng dẫn:
a) Khi K mở mạch gồm R1 nối tiếp R2 nối tiếp R3: Rtđ = R1 + R2 + R3 = 11,5Ω
b) Khi khóa K đóng, A và B cùng điện thế nên chập A, B, mạch điện vẽ lại như hình
Rtđ = R1 + R2 = 7,5Ω
Ví dụ 5: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 9V và điện trở trong r = 1Ω. Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = R3 = 3Ω, R4 = 6Ω.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm C và D.
c) Tính hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện và hiệu suất của nguồn điện.
Hướng dẫn:
a) Ta có: R23 = R2 + R3 = 6Ω
Rng = RAB + R4 = 8Ω;
U4 = I4.R4 = 6(V)
UAB = I.RAB = 2(V) ⇒ U1 = U23 = 2(V)
b) Hiệu điện thế giữa hai điểm C và D: UAB = U3 + U4 = 1 + 6 = 7(V)
c) Hiệu điện thế hai đầu nguồn: U = E - Ir = 9 - 1 = 8V
Hiệu suất của nguồn:
Ví dụ 6: Cho mạch điện như hình: E = 12 V, r = 1 Ω, R1 = R2 = 4 Ω, R3 = 3 Ω, R4 = 5 Ω.
a) Tìm điện trở tương đương mạch ngoài.
b) Tìm cường độ dòng điện mạch chính và UAB.
c) Tìm cường độ dòng điện trong mỗi nhánh và UCD.
Hướng dẫn:
a) Ta có:
b)
UAB = I.Rng = 9,6V
c) Do R12 và R34 bằng nhau, mà chúng mắc song song nên:
B. Bài tập
Bài 1. Xét mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 2 V, điện trở trong r = 0,1 Ω mắc với điện trở ngoài R = 99,9 Ω. Tìm hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
Lời giải:
+ Cường độ dòng điện trong mạch chính:
+ Ta có: E = U + Ir ⇒ U = E - Ir = 2 - 0,02.0,1 = 1,998V
Bài 2. Cho mạch điện trong đó nguồn điện có điện trở trong r = 1Ω. Các điện trở của mạch ngoài R1 = 6Ω, R2 = 2Ω, R3 = 3Ω mắc nối tiếp nhau. Dòng điện chạy trong mạch là 1A.
a) Tính suất điện động của nguồn điện và hiệu suất của nguồn điện.
b) Tính công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài và nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngoài trọng thời gian t = 20 phút.
Lời giải:
a) Điện trở tương đương mạch ngoài: Rtđ = R1 + R2 + R3 = 11Ω
+ Ta có:
+ Hiệu điện thế mạch ngoài (hiệu điện thế hai đầu cực của nguồn): U = IRtđ = 11V
+ Hiệu suất của nguồn:
b) Công suất tỏa nhiệt ở mạch ngoài: P = I2Rtđ = 11W
+ Nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngoài trong thời gian t = 20 phút: Q = I2Rtđt = 13,2 kJ
Bài 3. Nguồn điện (E, r), khi điện trở mạch ngoài là R1 = 2Ω thì cường độ dòng điện qua R1 là I1 = 8A. Khi điện trở mạch ngoài là R2 = 5Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là U2 = 25V. Tìm E, r.
Lời giải:
Khi R = R1 = 2Ω, ta có:
Khi R = R2 = 5Ω:
⇒ 5E - 25r - 125 = 0 (2)
Từ (1) và (2), ta có:
Bài 4. Mạch kín gồm nguồn điện (E = 200 V, r = 0,5Ω) và hai điện trở R1 = 100 Ω, R2 = 500 Ω mắc nối tiếp. Một vôn kế mắc song song với R2, thì số chỉ của nó là 160 V. Tính điện trở của vôn kế.
Lời giải:
Giả sử điện trở của vôn kế không quá lớn so với điện trở của các điện trở thuần
+ Gọi RV là điện trở vôn kế.
+ Điện trở tương đương mạch ngoài:
+ Dòng điện trong mạch chính:
+ Lại có: I = I2 + Iv. Với:
+ Do đó ta có:
Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có E = 12V,và điện trở trong r = 0,1Ω. Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = 2Ω, R3 = 4Ω, R4 = 4,4Ω.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.
b) Tính hiệu điện thế UCD. Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài và hiệu suất nguồn điện.
Lời giải:
a) R23 = R2 + R3 = 6Ω
→ RAB + R4 = 5,9 Ω
I4 = I = 2 A ⇒ U4 = I4.R4 = 8,8 V
UAB = I.RAB ⇒ U23 = U1
I2 = I3 = I23 = 0,5A
b) Hiệu điện thế giữa hai điểm C, D: UCD = U3 + U4 = 2 + 8,8 = 10,8V
+ Công suất mạch ngoài: Pngoai = I2Rtđ = 22. 5,9 = 23,6W
+ Hiệu suất nguồn:
Bài 6. Có mạch điện như hình vẽ. Các điện trở mạch ngoài R1 = 6Ω, R2 = 5,5Ω. Điện trở của ampe kế và khóa K không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Khi K mở vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,75 V, tính E, r và số chỉ ampe kế khi đó.
Lời giải:
Khi khoá K mở, trong mạch không có dòng điện. Ta có: Uv = E = 6V
+ Khi đóng K, trong mạch có dòng điện:
+ Số chỉ vôn kế V chính là hiệu điện thế hai cực của nguồn nên:
+ Số chỉ của ampe kế A chính là dòng điện trong mạch chính nên: IA = I = 0,5 A
Cách giải bài tập Ghép các nguồn điện thành bộ
A. Phương pháp & Ví dụ
Mắc nguồn điện thành bộ:
•Mắc nối tiếp:
Eb = E1 + E2 + ... + En
rb = r1 + r2 + ... + rn
Nếu có n bộ giống nhau (E, r)
•Mắc xung đối:
•Mắc song song:
Nếu có n bộ giống nhau:
•Mắc hỗn hợp xung đối:
Với m là số nhánh, n là số nguồn trong mỗi nhánh.
Ví dụ 1: Có n acquy (E,r) giống nhau nối với điện trở mạch ngoài R. Tìm điều kiện để cường độ dòng điện qua R khi n acquy nối tiếp hoặc song song đều như nhau.
Hướng dẫn:
- Khi n acquy nối tiếp, ta có: Eb = nE và rb = nr
- Khi n acquy song song, ta có: Eb = E và rb = r/n
- Để dòng điện qua R khi n acquy nối tiếp hoặc song song đều như nhau thì:
⇔ nR + r = R + nR ⇒ R = r.
Ví dụ 2: Điện trở R = 2Ω mắc vào một bộ nguồn gồm hai pin giống nhau. Khi hai pin nối tiếp, cường độ qua R là I1 = 0,75A. Khi hai pin song song cường độ qua R là I2 = 0,6A. Tìm e, r0 của mỗi pin.
Hướng dẫn:
- Khi 2 pin mắc nối tiếp: Eb = 2e; rb = 2r0.
Ta có:
⇔ 0,75 + 0,75r0 = e (1)
- Khi 2 pin mắc song song:
Ta có:
⇔ 2,4 + 0,6r0 = 2e (2)
- Từ (1) và (2), ta có:
Ví dụ 3: Có 18 pin giống nhau, mỗi pin có e = 1,5V, r0 = 0,2Ω được mắc thành 2 dãy song song, mỗi dãy 9 pin nối tiếp. Điện trở R = 2,1Ω mắc vào hai đầu bộ pin trên.
a) Tính suất điện động và điện trở trong tương đương của bộ nguồn.
b) Tính cường độ qua R.
Hướng dẫn:
a) Suất điện động và điện trở trong tương đương của bộ nguồn
Suất điện động của bộ nguồn: Eb = 9e = 9.1,5 = 13,5V.
Điện trở trong của bộ nguồn:
b)
Ví dụ 4: Cho mạch điện như hình vẽ, mỗi pin có e = 1,5V, r0 = 1Ω, R = 6Ω. Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính.
Hướng dẫn:
Suất điện động của bộ nguồn: Eb = EAM + EMB
EAM = ne = 2.1,5 = 3V; EMB = n'e = 3.1,5 = 4,5V
⇒ Eb = 3 + 4,5 = 7,5V
Ví dụ 5: Có N = 80 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có e = 1,5V, r0 = 1Ω mắc thành x dãy song song, mỗi dãy y nguồn nối tiếp. Mạch ngoài là điện trở R. Tìm x, y để cường độ qua R lớn nhất.
Xét khi R bằng:
a) 5Ω.
b) 6Ω.
Hướng dẫn:
Ta có: Eb = yE = 1,5y;
xy = N = 80 (2)
Cường độ dòng điện qua điện trở R:
Thay (2) vào (3) ta được:
Để y = ymax thì M = (Rx + y) đạt cực tiểu.
Vì x, y đều dương nên theo bất đẳng thức Cô–si:
Dấu ‘=’ xảy ra khi Rx = y (4)
Kết hợp (4) với (2), ta có:
a) Với R = 5Ω ⇒
Vậy: Với R = 5Ω thì bộ nguồn gồm 4 dãy và mỗi dãy có 20 acquy.
b) Với R = 6Ω ⇒
Vì x, y nguyên và xy = 80 nên suy ra x = 4; y = 20.
Vậy: Với R = 6Ω thì bộ nguồn gồm 4 dãy và mỗi dãy có 20 acquy.
B. Bài tập
Bài 1. Cho mạch điện như hình vẽ, bộ nguồn gồm 2 dãy, mỗi dãy 4 pin nối tiếp, mỗi pin có: e = 1,5V, r0 = 0,25Ω, mạch ngoài, R1 = 12Ω, R2 = 1Ω, R3 = 8Ω, R4 = 4Ω. Biết cường độ dòng điện qua R1 là 0,24A. Tính:
a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn tương đương.
b) UAB và cường độ dòng điện qua mạch chính.
c) Giá trị điện trở R5.
Lời giải:
a) Eb = ne = 4.1,5 = 6V;
b) Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:
UAB = U1 + U3 = I1R1 + I3R3 = I1(R1 + R3)(vì I1 = I3)
⇒ UAB = 0,24.(12 + 8) = 4,8V.
I = I1 + I2 = 0,24 + 0,96 = 1,2A.
c)
⇒ RNI + rbI = Eb ⇒ UN = Eb – rbI = 6 – 0,5.1,2 = 5,4V.
Mặt khác: UN = UAB + U5 ⇒ U5 = UN – UAB = 5,4 – 4,8 = 0,6V.
Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ, mỗi nguồn có: e = 1,5V, r0 = 1Ω, R1 = 6Ω, R2 = 12Ω, R3 = 4Ω.
Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính.
Lời giải:
Eb = EAM + EMN + EBC ⇒ Eb = e + e + e = 3e = 3.1,5 = 4,5V
rb = rAM + rMN + rBC
Bài 3. Cho mạch điện như hình vẽ, mỗi nguồn e = 12V, r0 = 2Ω, R2 = 3Ω, R3 = 6Ω, R1 = 2R4, RV rất lớn.
a) Vôn kế chỉ 2V. Tính R1, R4.
b) Thay vôn kế bằng ampe kế có RA = 0. Tìm số chỉ của ampe kế.
Lời giải:
a) Ta có: Eb = e = 12V; rb = R0/2 = 1Ω
với UAB = 2V;
⇒ I = 1A
Mặt khác: ⇒ IRN + Irb = Eb
Và RN = R1 + R23 + R4 = 3R4 + R23 = 3R4 + 2
và R1 = 2R4 = 2.3 = 6Ω.
b) Vì RA = 0 nên ta có thể bỏ R2 và R3. Cường độ dòng điện qua mạch:
Bài 4. Có 7 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có e = 6V, r0 = 2/3Ω mắc như hình vẽ. R1 = 3Ω, R2 = 6Ω, R3 = 2Ω, RA = 0. Tìm số chỉ của ampe kế.
Lời giải:
Vì RA = 0 nên nguồn giữa hai điểm mắc ampe kế bị nối tắt.
Ta có: Eb = ne = 3.6 = 18V
RN = R3 + R12
=
Số chỉ ampe kế: IA = I0 – I1
với
⇒ IA = 9 – 1,8 = 7,2A.
Bài 5. Có 16 nguồn giống nhau, mỗi nguồn e = 2V, r0 = 1Ω, mắc thành hai dãy song song, mỗi dãy x và y nguồn nối tiếp. Mạch ngoài là R = 15Ω. Tìm x, y để cường độ qua một dãy bằng 0.
Lời giải:
Ta có: x + y = 16
Giả sử dòng qua dãy chứa x nguồn bằng 0. Ta có:
+ Cường độ dòng điện qua mạch chính:
+ Hiệu điện thế hai đầu bộ nguồn:
+ Dòng điện không qua dãy chứa x nguồn: UAB = Eb1 = 2x = 2.(16 – y) (2)
Từ (1) và (2):
⇒ 2y2 + 28y – 480 = 0 ⇒ y = 10 và y = –24 < 0 (loại) và x = 16 – 10 = 6.
Vậy: Để cường độ qua một dãy bằng 0 thì số nguồn của mỗi dãy là 6 và 1
Bài 6. Có n nguồn giống nhau (e, r) mắc song song. Có một nguồn mắc ngược với các nguồn khác. Tìm cường độ và hiệu điện thế của mỗi nguồn.
Lời giải:
Trong (n – 1) nguồn mắc đúng, ta có:
Xét theo một vòng kín: –e + Ir – Eb + Irb = 0
⇒ I(r + rb) = e + Eb
Dòng điện qua nguồn mắc ngược bằng
Trong (n – 1) nguồn mắc đúng thì dòng điện đều bằng nhau và bằng:
Hiệu điện thế của mỗi nguồn:
UAB = –e + Ir