14 bài tập trắc nghiệm: Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện, máy thu chọn lọc, có đáp án - Vật Lí lớp 11
14 bài tập trắc nghiệm: Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện, máy thu chọn lọc, có đáp án
Với 14 bài tập trắc nghiệm: Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện, máy thu chọn lọc, có đáp án Vật Lí lớp 11 tổng hợp 14 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện, máy thu từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 11.
Câu 1. Cho đoạn mạch điện gồm một nguồn điện ξ = 12V, r = 0,5Ω nối tiếp với một điện trở R = 5,5Ω. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB là ̶ 6V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là I bằng
A. 0,75A. B. 2A.
C. 1A. D. 0,5A.
Lời giải:
Chọn C.
Giả sử chiều dòng điện từ A đến B:
Ta có: UAB = -ξ + I(R + r)
Vậy dòng điện có chiều từ A đến B và IAB = 1A
Câu 2. Một nguồn điện có điện trở 1Ω được mắc nối tiếp với điện trở 4Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Cường độ dòng điện và suất điện động của nguồn trong mạch
A. I = 2,4A; ξ = 14,4V. B. I = 3A; ξ = 15V.
C. I = 2,6A; ξ = 12,7V. D. I = 2,9A; ξ = 14,2V.
Lời giải:
Chọn B.
Cường độ dòng điện trong mạch là: I = 12/4 = 3(A)
Suất điện động của nguồn là: ξ = 3.(1 + 4) = 15(V)
Câu 3. Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65Ω thì hiệu điện thế ở cực của nguồn là 3,3V; còn khi điện trở của biến trở là 3,5Ω thì hiệu điện thế ở hai cực của nguồn là 3,5V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn là
A. ξ = 3,7V; r = 0,2Ω. B. ξ = 3,4V, r = 0,1Ω.
C. ξ = 6,8V, r = 1,95Ω. D. ξ = 6,8V, r = 1,95Ω.
Lời giải:
Chọn A.
Ta có:
Áp dụng định luật Ôm với hai giá trị của biến trở, ta được hệ phương trình:
Giải hai phương trình trên, ta tính được: ξ = 3,7V, r = 0,2Ω
Câu 4. Một bộ acquy có suất điện động ξ = 16V được nạp điện với cường độ dòng điện nạp là 5A và hiệu điện thế ở hai cực của acquy là 32V. Xác định điện trở trong của bộ acquy
A. 1,2Ω. B. 2,2Ω.
C. 3,2Ω. D. 4,2Ω.
Lời giải:
Chọn C.
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch có máy thu, ta có: 32 - 16 = 5r
Suy ra: r = 3,2Ω
Câu 5. Cho mạch điện như hình vẽ. Cho biết ξ1 = 2V, r1 = 0,1Ω, ξ2 = 1,5V, r2 = 0,1Ω, R = 0,2Ω. Tính hiệu điện thế UAB giữa hai đầu điện trở.
A. 1,4V. B. 1,8V.
C. 3,2V. D. 1,6V.
Lời giải:
Chọn A.
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch AB, ta được:
UAB + ξ1 = I1.r1 suy ra 0,1.I1 = 2 - UAB (1)
UAB = I3 . Suy ra 0,2.I3 = UAB (2)
UAB - ξ2 = I2.r2. Suy ra 0,1I2 = UAB - 1,5 (3)
Lấy (1) + (2) được 0,1I1 + 0,2I3 = 2 (4)
Lấy (2) - (3) được -0,1I2 + 0,2I3 = 1,5 (5)
Tại nút A: I1 - I2 - I3 = 0 (6)
Giải hệ 3 phương trình (4), (5), (6) được I1 = 6A; I2 = -1A; I3 = 7A
Thay I3 = 7A vào (2) tính được UAB = 1,4V
Câu 6. Cường độ dòng điện qua một máy thu điện
A. không phụ thuộc suất phản diện của máy thu.
B. không phụ thuộc vào điện trở của máy thu.
C. tăng khi hiệu điện thế giữa hai cực của máy tăng.
D. tăng khi suất phản diện của máy tăng.
Lời giải:
Chọn C.
Trong máy thu: UAB - ξ = I.r suy ra I tắng khi UAB tăng.
Câu 7. Mạch kín gồm một nguồn điện và một biến trở R. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài
A. giảm khi R tăng. B. tăng khi R tăng.
C. tỉ lệ thuận với R. D. tỉ lệ nghịch với R.
Lời giải:
Chọn B.
Hiệu điện thế hai đầu R là:
⇒ Khi R tăng thì U tăng, nhưng không tỉ lệ thuận với R.
Câu 8. Xét đoạn mạch như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B có giá trị
A. UAB = ξ1 + ξ2 + I(r1 + r2 + R).
B. UAB = ξ1 ̶ ξ2 + I(r1 + r2 + R).
C. UAB = ξ1 ̶ ξ2 ̶ I(r1 + r2 + R).
D. UAB = ξ2 ̶ ξ1 + I(r1 + r2 + R).
Lời giải:
Chọn B.
Giả sử chiều dòng điện từ A đến B: UAB = ξ1 - ξ2 + I(r1 + r2 + R)
Câu 9. Một bộ acquy được nạp điện với cường độ dòng điện nạp là 3A và hiệu điện thế đặt vào hai cực của bộ acquy là 12V. Xác định điện trở trong của acquy biết suất phản điện của bộ acquy khi nạp điện bằng 6V.
A. 1Ω. B. 2Ω.
C. 3Ω. D. 4Ω.
Lời giải:
Chọn B.
Ta có: UAB = ξ + Ir
Câu 10. Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện trong đó cực dương của nguồn này được nối với cực dương của nguồn kia, hai điện trở ngoài được mắc nối tiếp. Cho biết ξ1 = 18V, ξ2 = 3V, r1 = 1Ω = r2, R1 = 3Ω, R2 = 10Ω. Cường độ dòng điện chạy trong mạch đo được là
A. 0,6A. B. 1A.
C. 1,2A. D. 2A.
Lời giải:
Chọn B.
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch:
Câu 11. Một mạch điện có suất điện động của bộ nguồn là ξ = 30V. Dòng điện chạy trong mạch ngoài là I = 3A. Hiệu điện thế trên hai cực của bộ nguồn là U = 18V. Điện trở R của mạch ngoài và điện trở trong của bộ nguồn
A. R = 60Ω, r = 40Ω. B. R = 6,6Ω, r = 4Ω.
C. R = 6Ω, r = 4Ω. D. R = 0,6Ω, r = 0,4Ω.
Lời giải:
Chọn C.
Câu 12. Một nguồn điện có điện trở trong 1Ω được mắc với điện trở 5Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 15V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của nguồn là
A. I = 3,5A, ξ = 15V. B. I = 3A, ξ = 18V.
C. I = 2,5A, ξ = 12,25V. D. I = 2,44A, ξ = 12,25V.
Lời giải:
Chọn B.
I = 15/5 = 3(A); ξ = 15 + 3.1 = 18V
Câu 13. Cho đoạn mạch một chiều như hình vẽ, trong đó: ξ1 = 4 V; r1 = 1 Ω; R = 6 Ω; ξ2 = 5 V; r2 = 2 Ω. Tính cường độ dòng điện qua các nguồn điện.
A. I1 = 3,1A; I2 = 2,95 A. B. I1 = 2,44A; I2 = 3,62A.
C. I1 = 3,64A; I2 = 1,24A. D. I1 = 1,24A; I2 = 3,64A.
Lời giải:
Chọn A.
Giả sử chiều dòng điện như hình vẽ
Áp dụng định luật Ôm cho vòng mạch, ta có: ξ1 = I1r1 + I3.R; ξ1 + ξ2 = I1.r1 + I2.r2
Tại nút A: I1 = I2 + I3 . Thay số liệu đề bài cho,
ta được hệ 3 phương trình:
giải hệ được I1 = 3,1; I2 = 2,95; I30,15
Câu 14. Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó ξ1 = 3 V, r1 = 0,5 Ω, ξ2 = 6V, r2 = 1 Ω, , ξ3 = 9 V, r3 = 2 Ω, R1 = 2,5 Ω, R2 = 3 Ω,R3 = 4 Ω. Tìm UMN.
A. 3,48 V. B. 8,94 V.
C. 3,2 V. D. 4,65 V.
Lời giải:
Chọn B.
Chọn chiều dòng điện như hình. Xét vòng mạch có :
-ξ2 - ξ1 = I2(R2 + r2) + I1(R1 + r1) ⇔ -9 = 4I2 + 3I1(1)
-ξ2 - ξ3 = I3(R3 + r3) - I2(R2 + r2) ⇔ -3 = 6I3 - 4I2(2)
Tại nút A: I1 - I2 - I3 = 0 (3)
Từ (1), (2), (3)