50 câu trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án chi tiết - Vật Lí lớp 11
50 câu trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án chi tiết
Với 50 câu trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án chi tiết Vật Lí lớp 11 tổng hợp 50 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Hiện tượng cảm ứng điện từ từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 11.
Câu 1: Một hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó:
A. 0° B. 30° C. 45° D. 60°
Lời giải:
Ta có: Φ = BScosα
Chọn A.
Câu 2: Một khung dây phẳng diện tích 20cm2 gồm 100 vòng đặt trong từ trường đều B = 2.10-4T, véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 30°. Người ta giảm đều từ trường đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian từ trường biến đổi:
A. 10-3V B. 2.10-3V C. 3.10-3V D. 4.10-3V
Lời giải:
Véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 30° ⇒ α = 60°
Chọn B.
Câu 3: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ t = 0 đến t = 0,4s:
A. ΔΦ = 4.10-5Wb B. ΔΦ = 5.10-5Wb
C. ΔΦ = 6.10-5Wb D. ΔΦ = 7.10-5Wb
Lời giải:
Mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ ⇒ α = 0°
ΔΦ = Φ2 - Φ1 = NScosα.(B2 - B1) = 10.25.10-4.cos0°.(0 - 2,4.10-3) = - 6.10-5 Wb. Chọn C.
Câu 4: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25 cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4 (s):
A. 10-4V B. 1,2.10-4V
C. 1,3.10-4V D. 1,5.10-4V
Lời giải:
Mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ ⇒ α = 0°
Chọn D.
Câu 5: Một vòng dây đặt trong từ trường đều B = 0,3 T. Mặt phẳng vòng dây vuông góc với đường sức từ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây nếu đường kính vòng dây giảm từ 100 cm xuống 60 cm trong 0,5 (s):
A. 300V B. 30V C. 3V D. 0,3V
Lời giải:
Mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ ⇒ α = 0°
Chọn D.
Câu 6: Một hình vuông cạnh 5cm được đặt trong từ trường đều B = 0,01 T. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung trong 10-3 s để mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. Suất điện động trung bình xuất hiện trong khung là:
A. 25 mV B. 250 mV C. 2,5 mV D. 0,25 mV
Lời giải:
t = 0, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung ⇒ α1 = 0°
t = 10-3s, mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ ⇒ α2 = 90°
Chọn A.
Câu 7: Một khung dây phẳng có diện tích 12 cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10-2 T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Tính độ lớn từ thông qua khung?
A. 2.10-5Wb B. 3.10-5Wb C. 4 .10-5Wb D. 5.10-5Wb
Lời giải:
Mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30° ⇒ α = 60°
|Φ| = |NBScosα| = |1,5.10-2.12.10-4.cos60°| = 3.10-5 Wb. Chọn B.
Câu 8: Một khung dây có diện tích 5cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-3 Wb. Cảm ứng từ B có giá trị nào ?
A. 0,2 T B. 0,02T C. 2T D. 2.10-3T
Lời giải:
Từ thông cực đại qua khung Φ0 = NBS
Chọn A.
Câu 9: Một vòng dây phẳng có diện tích 80cm2 đặt trong từ trường đều B = 0,3.10-3T véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Đột ngột véc tơ cảm ứng từ đổi hướng trong 10-3 s. Trong thời gian đó suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:
A. 4,8.10-2V B. 0,48V C. 4,8.10-3V D. 0,24V
Lời giải:
t = 0, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây ⇒ α = 0°
t = 10-3 s, véc tơ cảm ứng từ đổi hướng ⇒ α = 180°
Chọn C.
Câu 10: Một khung dây hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. Trong thời gian t cảm ứng từ tăng từ 0,1 T đến 1,1 T thì trong khung dây có một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2 V. Thời gian t đó là
A. 0,2 (s). B. 0,2π (s).
C. 4 (s). D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Lời giải:
Đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây ⇒ α = 0°
Chọn B.
Câu 11: Một khung dây dẫn điện trở 2 Ω hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều các cạnh vuông góc với đường sức. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 1 T về 0 trong thời gian 0,1 (s) thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là
A. 0,2 A. B. 2 A. C. 2 mA. D. 20 mA.
Lời giải:
Chọn A.
Câu 12: Một cuộn dây có 400 vòng, điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây, hai đầu cuộn dây nối với nhau thành mạch kín. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A:
A. 1 T/s B. 0,5 T/s C. 2 T/s D. 4 T/s
Lời giải:
Chọn A.
Câu 13: Hình tròn biểu diễn miền trong đó có từ trường đều, có cảm ứng từ B. Khung dây hình vuông cạnh a ngoại tiếp đường tròn. Công thức nào sau đây biểu diễn chính xác từ thông qua khung ?
A. πBa2 Wb. B. πBa2/4 Wb. C. πa2/(2B) Wb. D. Ba2 Wb.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 14: Một khung dây kín đang ở trong một từ trường đều. Khi đưa nó ra ngoài phạm vi của vùng có từ trường thì
A. xuất hiện lực lạ có xu hướng kéo khung dây lại.
B. không có từ thông qua khung dây nên không có dòng điện cảm ứng.
C. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường tổng cộng tại vị trí khung dây có xu hướng giảm đi.
D. xuất hiện dòng điện cảm ứng sao cho từ trường qua khung dây giảm đi
Lời giải:
Đáp án A
Câu 15: Gía trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B
A. tỉ lệ với số đường sức qua một đơn vị diện tích S.
B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.
C. là giá trị của cảm ứng từ B tại nơi đặt điện tích S.
D. tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S.
Lời giải:
Đáp án D
Từ thông diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích S ⇒ |Φ| tỉ lệ với số đường sức từ qua S.
Câu 16: Từ thông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây ?
A. Điện trở suất dây dẫn làm khung.
B. Đường kính dây dẫn làm khung.
C. Hình dạng và kích thước của khung dây dẫn.
D. Điện trở của dây dẫn.
Lời giải:
Đáp án C
Φ = BScosα ⇒ Φ phụ thuộc hình dạng, kích thước khung dây (S).
Câu 17: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi
A. nó bị làm cho biến dạng.
B. nó được quay xung quanh pháp tuyến của nó.
C. nó được dịch chuyển tịnh tiến.
D. nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ.
Lời giải:
Đáp án A
Φ = BScos α = BScos0 = BS
⇒ Φ thay đổi khi B hoặc S thay đổi.
Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi Φ thay đổi ⇔ vòng dây biến dạng (S thay đổi).
Câu 18: Trong một vùng không gian rộng có một từ trường đều. Tịnh tiến một khung dây phẳng, kín theo những cách sau đây:
I. Mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng
II. Mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng
III. Mặt phẳng khung hợp với các đường cảm ứng một góc θ.
Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ?
A. Trường hợp I. B. Trường hợp II.
C. Trường hợp III. D. Không có trường hợp nào.
Lời giải:
Đáp án D
Xuất hiện dòng điện cảm ứng khi Φ biến thiên.
Φ = BScos α ⇒ không có trường hợp nào xuất hiện dòng cảm ứng.
Câu 19: Chọn câu đúng.
A. Số đường sức và từ thông là hai khái niệm khác nhau, vì vậy không thể có mối quan hệ gì với nhau.
B. Từ thông qua một diện tích bằng với số đường sức qua diện tích đó.
C. Từ thông qua diện tích S chính là giá trị của cảm ứng từ tại đó.
D. Người ta dùng khái niệm từ thông để diễn tả số đường sức từ qua một diện tích nào đó.
Lời giải:
Đáp án D
Ý nghĩa từ thông: Người ta dùng khái niệm từ thông để diễn tả số đường sức từ qua một diện tích nào đó.
Câu 20: Định luật Len - xơ về chiều của dòng điện cảm ứng là hệ quả của định luật bảo toàn nào ?
A. Năng lượng. B. Điện tích. C. Động lượng. D. Khối lượng.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 21: Khung dây kín đặt vuông góc với các đường sức của một từ trường đều, rộng. Trong trường hợp nào sau đây, từ thông qua khung dây không thay đổi ?
A. Khung dây chuyển động tịnh tiến với tốc độ tăng dần.
B. Khung dây quay quanh một đường kính của nó.
C. Khung dây đứng yên nhưng bị bóp méo.
D. Khung dây vừa chuyển động tịnh tiến, vừa bị bóp méo.
Lời giải:
Đáp án A
Khung dây chuyển động tịnh tiến thì góc hợp bởi véc - tơ cảm ứng từ và véc - tơ pháp tuyến của khung dây không đổi. Mà B và S cũng không đổi nên từ thông không thay đổi.
Câu 22: Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào
A. đường kính của dây dẫn làm mạch điện. B. điện trở suất của dây dẫn.
C. khối lượng riêng của dây dẫn. D. hình dạng và kích thước của mạch điện.
Lời giải:
Đáp án D
Φ = BScos α ⇒ Φ phụ thuộc hình dạng, kích thước mạch (S).
Câu 23: Định luật Len - xơ được dùng để xác định
A. độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín.
B. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
C. cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
D. sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng.
Lời giải:
Đáp án B
Định luật Len - xơ được dùng để xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín.
Câu 24: Mặt bán cầu đường kính 2R đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B song song với trục đối xứng của mặt bán cầu. Từ thông qua mạch bán cầu là
A. 4πR2B B. πRB C. 2πRB D. πR2B
Lời giải:
Đáp án D
Từ thông qua mặt bán cầu là Φ = BScos 0° = B.πR2
Câu 25: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây tịnh tiến với vận tốc v→ trong từ trường đều
A. B B. C C. D D. A
Lời giải:
Đáp án D
Vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng khi từ thông qua nó biến thiên.
Theo hình vẽ từ trường đều, diện tích vòng dây không đổi,góc hợp bởi vec tơ cảm ứng từ và pháp tuyến vòng dây bằng 0.
⇒ Φ = BScos α là không đổi
⇒ vòng dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng: Ic- = 0.
Câu 26: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T có chiều hướng ra ngoài mặt phẳng giấy. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25 s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là
A. theo chiều kim đồng hồ
B. ngược chiều kim đồng hồ
C. không có dòng điện cảm ứng
D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây
Lời giải:
Đáp án B
B hướng ra ngoài mặt phẳng giấy và đang tăng thì dòng điệm cảm ứng có chiều sao cho B do nó gây ra có chiều hướng vào mặt phẳng giấy.
Áp dụng quy tắc vặn đinh ốc (hoặc nắm bàn tay phải) ⇒ dòng cảm ứng có chiều cùng chiều kim đồng hồ.
Câu 27: Đơn vị của từ thông là
A. Tesla (T). B. Ampe (A). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V).
Lời giải:
Đáp án C
Câu 28: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hay ra xa vòng dây kín?
A. C B. D C. A D. B
Lời giải:
Đáp án B
Trong hình B khi nam châm lại gần khung dây thì số đường sức từ qua khung tăng lên (B tăng); dòng cảm ứng có chiều làm giảm sự tăng nên cảm ứng từ do khung dây gây ra có chiều từ phải sang trái. (do cảm ứng từ nam châm đi ra từ cực bắc)
Áp dụng quy tắc vặn đinh ốc (hoặc nắm tay phải) xác định được chiều dòng điện cùng chiều kim đồng hồ.
Tương tự với các hình còn lại thì thấy không đúng.
Câu 29: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây dịch chuyển lại gần hay ra xa nam châm ?
A. D B. A C. B D. C
Lời giải:
Đáp án B
Trong hình B khi khung dây lại gần nam châm thì số đường sức từ qua khung tăng lên (B tăng); dòng cảm ứng có chiều làm giảm sự tăng nên cảm ứng từ do khung dây gây ra có chiều từ phải sang trái. (do cảm ứng từ nam châm đi ra từ cực bắc)
Áp dụng quy tắc vặn đinh ốc (hoặc nắm tay phải) xác định được chiều dòng điện cùng chiều kim đồng hồ.
Tương tự với các hình còn lại thì thấy không đúng.
Câu 30: Một khung dây phẳng hình vuông đặt trong từ trường đều cảm ứng từ có giá trị: B = 5.10-2 T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là 4.10-5 Wb. Độ dài cạnh khung dây là
A. 8cm B. 4cm C. 2cm D. 6cm
Lời giải:
Đáp án B
Ta có Φ = BScos α
⇒ a = 0,04 m = 4 cm
Câu 31: Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị lớn nhất ?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Lời giải:
Đáp án B
Φ = BScos α
Trong hình 1 và 2 α = 90° → cosα = 0 → Φ = 0
Trong hình 3 và 4 α = 0° → cosα = 1 → Φ = BS
Số đường sức từ trong hình 4 dày hơn → trong hình 4 Φ có giá trị lớn nhất.
Câu 32: Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt trong từ trường đều B = 3.10-3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60° quanh cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng
A. -60.10-6 Wb. B. -45.10-6 Wb. C. 54.10-6 Wb. D. -56.10-6 Wb.
Lời giải:
Đáp án A
Φtruoc = NBScos0° = 20.3.10-3.0,05.0,04.cos0° = 1,2.10-4 Wb
Φsau = NBScos60° = 20.3.10-3.0,05.0,04.cos60° = 6.10-5 Wb
ΔΦ = Φsau - Φtruoc = 6.10-5 - 1,2.10-4 = - 6.10-5 Wb
Câu 33: Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm được đặt trong từ trường đều, B = 0,01 T. Đường sức từ vuông góc với mặt khung. Quay khung cho mặt phẳng khung song song với các đừng sức từ. Độ biến thiên từ thông bằng
A. -20.10-6 Wb. B. -15.10-6 Wb. C. -25.10-6 Wb. D. -30.10-6 Wb.
Lời giải:
Đáp án C
Φtruoc = BScos0° = 0,01.0,05.0,05.cos0° = 2,5.10-5 Wb
Φsau = BScos90° = 0,01.0,05.0,05.cos90° = 0 Wb
ΔΦ = Φsau - Φtruoc = - 2,5.10-5
Câu 34: Một khung dây có diện tích 5 cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-3 Wb. Cảm ứng từ B có giá trị
A. 0,2 T. B. 0,02 T. C. 2,5 T. D. Một giá trị khác.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 35: Một hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 8.10-4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp bởi véc - tơ cảm ứng từ với mặt phẳng của hình vuông đó là
A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 0°.
Lời giải:
Đáp án A
Ta có:
⇒ α = 60°
Góc hợp bởi véc - tơ cảm ứng từ với mặt phẳng của hình vuông đó là 30°
Câu 36: Một khung dây phẳng có diện tích 10cm2 đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là 3.10-5 Wb. Cảm ứng từ có giá trị
A. B = 3.10-2 T B. B = 4.10-2 T C. B = 5.10-2 T D. B = 6.10-2 T
Lời giải:
Đáp án D
Ta có Φ = BScos α
Câu 37: Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 5.10-7 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó
A. 0° B. 30° C. 45° D. 60°
Lời giải:
Đáp án D
Ta có Φ = BScos α
⇒ α = 60°
Câu 38: Một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng 0,4 T. Véc - tơ vận tốc của thanh hợp với đường sức từ một góc 30°. Thanh dài 40 cm. Một vôn kế nối với hai đầu thanh chỉ 0,2 V. Có véc - tơ vận tốc v vuông góc với thanh dẫn. Vận tốc của thanh là
A. 2 m/s. B. 1,5 m/s. C. 2,5 m/s. D. 1 m/s.
Lời giải:
Đáp án C
Vận tốc của thanh là:
Câu 39: Một khung dây dẫn tròn có 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng bằng 50 cm2, đặt trong một từ trường đều B = 0,2 T. Mặt phẳng khung hợp với đường sức của từ trường một góc 45°. Từ ví trí nói trên, người ta quay cho mặt phẳng khung song song với đường sức trong thời gian 0,02 s. Suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn
A. 0,53 V. B. 0,35 V. C. 3,55 V. D. 3,5 V.
Lời giải:
Đáp án B
Ta có Φ1 = BScos α = NBScos45° =
Φ2 = BScosα' = NBScos90° = 0
Câu 40: Một dây dẫn có chiều dài l = 20 cm chuyển động với vận tốc v = 30 cm/s trong từ trường có cảm ứng từ B = 0,1T, luôn luôn vuông góc với đường cảm ứng từ. Khi đó suất điện động xuất hiện ở hai đầu mút của dây là
A. 0,06 V. B. 0,6 V. C. 0,006 V. D. 6 V.
Lời giải:
Đáp án C
Khi thanh chuyển động thì S tăng một lượng ΔS = l.Δx = l.v.Δt
⇒ Φ = B.ΔS = B.l.v.Δt
Suất điện động cảm ứng ξ = ΔΦ/Δt = B.l.v = 0,1.0,2.0,3 = 6.10-3 V
Câu 41: Chọn đáp án đúng. Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 s, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng
A. 1 mV. B. 8 V. C. 0,5 mV. D. 0,04 V.
Lời giải:
Đáp án A
Suất điện động cảm ứng trong khung
Câu 42: Thanh đồng chất CD = 20 cm trượt với vận tốc đều v = 5 m/s trên hai thanh kim loại nằm ngang (hình vẽ). Hệ thống được đặt trong một từ trường đều B = 0,2 T hướng lên thẳng đứng, R = 2 Ω. Cường độ của đòng điện cảm ứng qua thanh bằng
A. 0,2 A. B. 0,3 A.
C. 0,1 A. D. 0,05 A.
Lời giải:
Đáp án C
Khi thanh chuyển động thì S tăng một lượng ΔS = CD.Δx = CD.v.Δt
⇒ Φ = B.ΔS = B.CD.v.Δt
Suất điện động cảm ứng ξ = ΔΦ/Δt = B.CD.v
Dòng điện cảm ứng
Câu 43: Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 30° và có độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là
A. 3,46.10-4 (V). B. 0,2 (mV). C. 4.10-4 (V). D. 4 (mV).
Lời giải:
Đáp án B
Suất điện động cảm ứng trong khung
Câu 44: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên như hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4s
A. 10-4 V. B. 1,2.10-4 V
C. 1,3.10-4 V D. 1,5.10-4 V
Lời giải:
Đáp án D
Suất điện động cảm ứng trong khung
Câu 45: Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A
A. 0,5 T/s B. 1 T/s C. 2 T/s D. 4 T/s
Lời giải:
Đáp án B
Ta có I = 0,3 A ⇒ ξ = IR = 0,3.4 = 1,2 V
Lại có
Câu 46: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 6 cm; đặt trong từ trường đều B = 4.10-3 T, đường sức từ trường vuông góc với mặt phẳng khung dây. Cầm hai cạnh đối diện hình vuông kéo về hai phía để được hình chữ nhật có cạnh này dài gấp đôi cạnh kia. Biết điện trở khung R = 0,01Ω, tính điện lượng di chuyển trong khung
A. 12.10-5 C B. 14.10-5 C C. 16.10-5 C D. 18.10-5 C
Lời giải:
Đáp án C
Diện tích hình vuông: S = a2 = 0,062 = 3,6.10-3 m2
Diện tích hình chữ nhật:
⇒ ΔS = 3,6.10-3 - 3,2.10-3 = 0,4.10-3 m2
⇒ ΔΦ = B.ΔS.cos0 = 4.10-3.0,4.10-3 = 1,6.10-6 Wb
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trên khung dây là
Cường độ dòng điện trong khung là
Điện lượng dịch chuyển trong khung
Câu 47: Từ thông qua một khung dây biến thiên theo thời gian biểu diễn như hình vẽ. Suất điện động cảm ứng trong khung trong các thời điểm tương ứng sẽ là
A. trong khoảng thời gian 0 đến 0,1s: ξ = 3V
B. trong khoảng thời gian 0,1 đến 0,2s: ξ = 6V
C. trong khoảng thời gian 0,2 đến 0,3s: ξ = 9V
D. trong khoảng thời gian 0 đến 0,3s: ξ = 4V
Lời giải:
Đáp án A
Từ 0 đến 0,3 s chia làm 2 giai đoạn, từ 0 - 0,2 s thì ; từ 0,2 - 0,3 s thì
Câu 48: Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là:
A. Lực hoá học tác dụng lên các êlectron làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.
B. Lực Lorenxơ tác dụng lên các êlectron làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.
C. Lực ma sát giữa thanh và môi trường ngoài làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.
D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không có dòng điện đặt trong từ trường làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.
Lời giải:
Đáp án B
Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là lực Lorenxơ tác dụng lên các êlectron làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.
Câu 49: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 90° hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
B. Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 90° hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
C. Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
D. Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
Lời giải:
Đáp án B
Quy tắc bàn tay phải để xác định chiều của suất điện động trong thanh: Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 90° hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
Câu 50: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một thanh dây dẫn chuyển động thẳng đều trong một từ trường đều sao cho thanh luôn nằm dọc theo một đường sức điện thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
B. Một thanh dây dẫn chuyển động dọc theo một đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
C. Một thanh dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
D. Một thanh dây dẫn chuyển động theo một quỹ đạo bất kì trong một từ trường đều sao cho thanh luôn nằm dọc theo các đường sức điện thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
Lời giải:
Đáp án C
Một thanh dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.