Lý thuyết Kính thiên văn hay, chi tiết nhất - Vật Lí lớp 11
Lý thuyết Kính thiên văn hay, chi tiết nhất
Tài liệu Lý thuyết Kính thiên văn hay, chi tiết nhất Vật Lí lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Kính thiên văn từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 11.
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn
a) Công dụng
Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa (các thiên thể).
b) Cấu tạo
Kính thiên văn gồm hai bộ phận chính:
+ Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (có thể đến hàng chục mét).
+ Thị kính là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.
Vật kính và thị kính được lắp đồng trục, có thể thay đổi được khoảng cách.
c) Phân loại
Có hai loại:
- Kính thiên văn phản xạ: Dùng gương để nhận ánh sáng từ vật chiếu tới.
- Kính thiên văn khúc xạ: Dùng thấu kính hội tụ nhận ánh sáng từ vật chiếu tới.
2. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn
a) Sự tạo ảnh qua kính thiên văn
Vật AB ở vô cực qua vật kính L1 cho ảnh thật A1B1 ngược chiều với vật và nằm ở tiêu điểm ảnh chính F'1 của vật kính.
Vật kính L2 tạo ra ảnh ảo sau cùng A2B2 ngược chiều với vật.
Ảnh A1B1 nằm trong tiêu cự của thị kính L2 tạo ra ảnh ảo A2B2 cùng chiều với A10B1. Mắt sẽ quan sát được ảnh ảo A2B2 này.
b) Cách sử dụng kính thiên văn
- Khi sử dụng kính thiên văn, mắt người quan sát được đặt sát thị kính. Phải điều chỉnh kính bằng cách dời thị kính (thay đổi khoảng cách O1O2) sao cho ảnh sau cùng (A2B2) nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- Để có thể quan sát trong khoảng thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta đưa ảnh sau cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực (nếu mắt không có tật).
3. Số bội giác của kính thiên văn
Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực:
Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.
Chú ý: Mỗi thiên thể có góc trông α0 nhất định.