50 câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử có lời giải chi tiết (nâng cao) - Hoá học lớp 10
50 câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử có lời giải chi tiết (nâng cao)
Với 50 câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử có lời giải chi tiết (nâng cao) Hoá học lớp 10 tổng hợp 50 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Phản ứng oxi hóa, khử từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 10.
Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2 ; H2SO4 ; NO và H2O.
Bài 1: Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là :
A. 9 electron. B. 6 electron. C. 2 electron. D. 10 electron.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 2: Hệ số cân bằng của HNO3 là:
A. 10 B. 22 C. 26 D. 15
Lời giải:
Đáp án B
3Cu2S + 22HNO3 → 6Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 10NO + 8H2O
Bài 3: Cho phản ứng : Fe2+ + MnO4- + H+ → Fe3+ + Mn2+ + H2O. Sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là :
A. 22. B. 24. C. 18. D. 16.
Lời giải:
Đáp án B
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là = 5 + 1+ 8 + 5+ 1+4 = 24
Bài 4: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12 electron. B. nhận 13 electron.
C. nhận 12 electron. D. nhường 13 electron.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 5: Cho quá trình: NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O. Đây là quá trình :
A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 6: Trong phản ứng FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ
A. nhường (2y – 3x) e. B. nhận (3x – 2y) e.
C. nhường (3x – 2y) e. D. nhận (2y – 3x) e.
Lời giải:
Đáp án C.
Bài 7: Trong dãy các chất sau, dãy chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử :
A. KMnO4, Fe2O3, HNO3. B. Fe, Fe2O3, HNO3.
C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3.
Lời giải:
Đáp án A.
Trong các hợp chất, số oxi hóa lần lượt là:
Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O.
Bài 8: Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3: 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là
A. 44: 6: 9. B. 46: 9: 6. C. 46: 6: 9. D. 44: 9: 6.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 9: Hệ số của HNO3 sau khi cân bằng là:
A. 213 B. 126 C. 162 D. 132
Lời giải:
Đáp án C.
Ta có: tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3: 2
Pt sau cân bằng: 44Al + 162HNO3 → 44Al(NO3)3 + 6N2 + 9N2O + 81H2O.
Bài 10: Cho các chất và ion sau : Zn ; Cl2 ; FeO ; Fe2O3 ; SO2 ; H2S ; Fe2+ ; Cu2+ ; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là:
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Lời giải:
Đáp án D.
Chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: Cl2, FeO, SO2, Fe2+
Bài 11: Cho sơ đồ phản ứng : aFeS +bH+ + cNO3- → Fe3+ + SO42- + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số a + b + c là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.
Lời giải:
Đáp án D.
FeS + 4H+ + 3NO3- → Fe3+ + SO42- + 3NO + 2H2O
Tổng hệ số a + b + c = 1 + 4 + 3= 8
Bài 12: Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là :
A. 0,02 và 0,03. B. 0,01 và 0,02.
C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,04.
Lời giải:
Đáp án B.
Gọi nCu = y, nFe = x mol
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: 3x+2y = 0,07 (1)
Khối lượng hai kim loại = 1,84 g: 56x+64y = 1,84 (2).
Giải 1,2 ta có: x = 0,01, y = 0,02 (mol)
Bài 13: Cho dãy các chất và ion : Cl2, Br2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là:
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Lời giải:
Đáp án B.
Chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+.
Bài 14: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là :
A. 25,6 gam. B. 16 gam. C. 2,56 gam. D. 8 gam.
Lời giải:
Đáp án A
Gọi nNO = x mol, nNO2 = y mol.
Ta có: x + y= 8,6/22,4 = 0,4 (1)
30x + 46y = 19.2.0,4 (2)
Giải 1,2 ta có x = 0,2, y = 0,2 mol.
Bảo toàn e: 2y = 0,8 ⇒ y = 0,4 (mol). ⇒ mCu = 0,4.64 = 25,6 (g).
Bài 15: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:
A. 8. B. 6. C. 5. D. 7.
Lời giải:
Đáp án D.
Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử xảy ra giữa HNO3 với lần lượt các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4,Fe(NO3)2, FeSO4,FeCO3. (Hợp chất mà trong đó Fe chưa đạt số oxi hóa là +3).
Bài 16: Xét phản ứng sau :
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O (1);
2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O (2)
Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng
A. oxi hóa – khử nội phân tử. B. oxi hóa – khử nhiệt phân.
C. tự oxi hóa – khử. D. không oxi hóa – khử.
Lời giải:
Đáp án C.
Sự thay đổi số oxi hóa xảy ra chỉ trên 1 nguyên tố là phản ứng tự oxi hóa – khử.
Bài 17: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75 (ngoài ra không có sản phẩm khử nào khác). Thể tích (đktc) NO và N2O thu được lần lượt là :
A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít.
C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít.
Lời giải:
Đáp án B
nAl = 0,17 (mol).
Gọi nNO = x mol, nN2O = y mol
Bảo toàn e: 3x + 8y = 0,51 (1)
Mhh = 16,75.2 = 33,5 = (30x + 44y)/(x+y) (2)
Giải 1 và 2 ta có: x =0,09 (mol); y = 0,03 (mol)
VNO = 0,09.22,4 = 2,016 (l), VN2O = 0,672 (l)
Cho các phản ứng oxi hoá – khử sau :
(1) 3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI (2) 2HgO → 2Hg + O2
(3) 4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S (4) NH4NO3 → N2O + 2H2O
(5) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 (6) 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
(7) 4HClO4 → 2Cl2 + 7O2 + 2H2O (8) 2H2O2 → 2H2O + O2
(9) Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O (10) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Bài 18: Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 19: Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng tự oxi hoá – khử là :
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Lời giải:
Đáp án D
Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử là phản ứng mà sự thay đổi số oxi hóa xảy ra tại các nguyên tố trong cùng 1 phân tử. Các phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là: 2, 5, 7, 8, 9
Phản ứng tự oxi hóa – tự khử là phản ứng sự tăng giảm số oxi hóa xảy ra trên cùng một nguyên tố.
Các phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là: 1, 3, 4, 6, 10
Bài 20: Cho sơ đồ phản ứng : Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O
Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là :
A. 1 và 22. B. 1 và 14. C. 1 và 10. D. 1 và 12.
Lời giải:
Đáp án B
Cu2S + 14HNO3 → 2Cu(NO3)2 + H2SO4 + 10NO2 + 6H2O
Bài 21: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, chỉ thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 61,80%. B. 61,82%. C. 38,18%. D. 38,20%.
Lời giải:
Đáp án C
nNO = x mol, nH2 = y mol
x + y= 0,896/22,4 = 0,04 mol (1)
30x + 28y = mhh = 14,75.2.0,04 (2)
Giải 1,2 ta có x = 0,03, y =0,01 (mol)
Gọi nFe = a mol, nMg = b mol.
Ta có: 56a + 24b = 2,64 (*)
3a + 2b = 0,19 (**) (Bảo toàn e).
Giải (*), (**): a = 0,018 mol; b = 0,068 mol.
Bài 22: Có phản ứng: X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6
Lời giải:
Đáp án C
X là các hợp chất của Fe+2: Fe(NO3)2, FeO, Fe(OH)2 và Feo , Fe3O4
Bài 23: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Sau khi cân bằng, tỉ lệ giữa số phân tử bị oxi hoá và số phân tử bị khử là
A. 3:1. B. 28:3. C. 3:28. D. 1:3.
Lời giải:
Đáp án A.
Ta có các quá trình :
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
Chất khử chất oxi hóa (số phân tử HNO3 đóng vai trò làm chất oxi hóa là 1).
Fe3O4 là chất bị oxi hóa, HNO3 vừa là môi trường vừa là chất bị khử.
Bài 24: Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là
A. 2,7 gam. B. 5,4 gam C. 8,1 gam. D. 6,75 gam.
Lời giải:
Đáp án A
nSO2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol
Gọi nAl = a mol, nZn = b mol.
Ta có: 27a + 65b = 9,2 (*)
3a + 2b = 0,5 (**)
Giải (*), (**): a = b = 0,1 mol.
mAl = 0,1.27 = 2,7 gam
Bài 25: Hoà tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M hóa trị III bởi lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 gam khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). M là
A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Al.
Lời giải:
Đáp án D.
nSO2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol
Ta có:
MM = 2,16/0,08 = 27 (Al)
Bài 26: Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3loãng → ....
Tỉ lệ giữa số phân tử Fe3O4 với số HNO3 đóng vai trò môi trường là
A. 1/1. B. 3/1. C. 1/9. D. 3/28.
Lời giải:
Đáp án C
Fe3O4 + HNO3loãng → Fe(NO3)3 + NO + H2O
3Fe3O4 + 28HNO3loãng → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
Số phân tử HNO3 đóng vai trò làm môi trường = 27.
Tỉ lệ giữa số phân tử Fe3O4 với số HNO3 đóng vai trò môi trường = 3:27 = 1/9
Bài 27: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích khí X (đktc) là:
A. 2,224 B. 2,737 C. 1,368 D. 3,374
Lời giải:
Đáp án C
nNO = 2x mol; nNO2 = 3x mol
Bảo toàn e ta có:
9x = 0,11; x= 11/900 ⇒ V = 5x.22,4 = 1,368 (l)
Bài 28: Hoà tan hoàn toàn a gam Al trong dd HNO3 loãng thấy thoát ra 44,8 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của a là:
A. 140,4 gam B. 70,2 gam C. 35,1 gam D. Kết quả khác
Lời giải:
Đáp án A
nNO = x mol; nN2O = nN2 = 2x mol
Ta có nNO + nN2O + nN2 = x + 2x + 2x = 44,8/22,4 = 2 mol
⇒ x = 0,4 (mol)
Bảo toàn e ta có: 3x = 1,2 + 6,4 + 8 = 15,6 ⇒ x = 5,2 .
mAl = 5,2.27 = 140,4 (gam).
Bài 29: Từ 2 phản ứng:
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+
Có thể rút ra kết luận:
A. Tính oxi hoá: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ B. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu
C. Tính oxi hoá: Fe3+ > Fe2+ > Cu2+ D. Tính khử: Cu > Fe > Fe2+
Lời giải:
Đáp án A.
Bài 30: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của HNO3 là
A. 13x - 9y. B. 23x - 9y. C. 23x - 8y. D. 16x - 6y.
Lời giải:
Đáp án D.
Ta có :
(5x-2y)FeO + (16x-6y)HNO3 → (5x-2y)Fe(NO3)3 + NxOy + (8x-3y)H2O
Bài 31: Hòa tan hoàn toàn 13,0 gam Zn vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 18,9 gam B. 37,80 gam C. 28,35 gam D. 39,80 gam
Lời giải:
Đáp án D
nZn = 0,2 (mol),
Do số mol e nhường < số mol e nhận, sản phẩm khử phải có NH4NO3.
Bảo toàn e ta có: 0,4 = 0,2 + 8x ⇒ x = 0,025 (mol)
mmuối = mKL + ne.mNO3 + mNH4NO3 = 13 + 0,4.62 + 0,025. 80 = 39,8 gam.
Bài 32: Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là:
A. 21. B. 19. C. 23. D. 25.
Lời giải:
Đáp án B
FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là = 1 + 8+ 1+ 2+ 5 + 2= 19
Bài 33: Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,5 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O(là sản phẩm khử duy nhất). Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2.
A. 0,95. B. 0,86. C. 0,76. D. 0,9.
Lời giải:
Đáp án C
nAl = 0,5 mol
Bảo toàn e ta có: 1,5 = 8x + 3y (1)
Giải (1), (2) ta có: x = 0,15 , y =0,1 (mol)
nHNO3 = 4nNO + 10nN2O = 4y + 10x = 1.9 (mol)
CHNO3 = 1,9/2,5 = 0,76 M
Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất.
Bài 34: Phần trăm thể tích của oxi trong Y là
A. 40% B. 50% C. 60% D. 70%
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có mX + mY = mZ ⇒ 7,8 + mY = 19,7
mY = 11,9 (g)
Gọi nCl2 = x mol; nO2 = y mol
Ta có x + y = 5,6/22,4 = 0,25 mol (1)
mCl2 + mO2 = 71x + 32y = 11,9 (2)
Giải (1) và (2) ta có x = 0,1 (mol); y = 0,15(mol)
%VO2 = 0,15/0,25 . 100% = 60%
Bài 35: Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 30,77% B. 69,23% C. 34,62% D. 65,38%
Lời giải:
Đáp án B
Gọi nMg = a(mol), nAl = b (mol), ta có 24a + 27b = 7,8(*)
Bảo toàn e ta có : 2a + 3b =0,8(**)
Giải (*) và (**), a = 0,1, b = 0,2(mol)
Bài 36: Cho phản ứng sau:
Na2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → Na2SO4 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Sau khi cân bằng với hệ số là những số nguyên tối giản thì hệ số của K2SO4 là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Lời giải:
Đáp án D.
5Na2SO3 + 2KMnO4 + 6KHSO4 → 5Na2SO4 + 4K2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O
Bài 37: Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử
a) SO3 + H2O → H2SO4 b) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
c) C + H2O → CO + H2 d) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
e) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 f) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
A. c,e,f B. a,d,e C. a, c, e, D. a,e,f
Lời giải:
Đáp án A
Trong những phản ứng trên chỉ có phản ứng c), e), f) là những phản ứng oxi hóa - khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Bài 38: Cho sơ đồ phản ứng : Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là :
A. 23x – 9y. B. 23x – 8y. C. 46x – 18y. D. 13x – 9y.
Lời giải:
Đáp án C
(5x-2y)Fe3O4 + (46x -18y)HNO3 → (15x- 6y)Fe(NO3)3 + NxOy + (23x-9y)H2O
Bài 39: Cho phương trình phản ứng sau:
C6H5C2H5 + KMnO4 → C6H5COOK + MnO2 + K2CO3 + KOH + H2O
Hệ số nguyên tối giản đứng trước chất bị khử khi phản ứng cân bằng là
A. 4. B. 12. C. 3. D. 10.
Lời giải:
Đáp án A.
C6H5C2H5 + 4KMnO4 → C6H5COOK + 4MnO2 + K2CO3 + KOH + 2H2O.
Do số OXH của KMnO4 giảm ⇒ nó là chất oxi hóa nghĩa là trong phản ứng nó bị khử.
⇒ Hệ số cần tìm là 4.
Bài 40: Cho phản ứng hoá học: Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hoá và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hoá học của phản ứng đã cho tương ứng là
A. 1:5. B. 5:1. C. 1:3. D. 3:1.
Lời giải:
Đáp án B.
Ta có:
Bài 41: Xét phản ứng : xBr2 + yCrO2- + ...OH- → ...Br- + ...CrO42- + ...H2O. Giá trị của x và y là :
A. 3 và 1. B. 1 và 2. C. 2 và 3. D. 3 và 2.
Lời giải:
Đáp án D
3Br2 + 2CrO2- + ...8OH- → ...6Br- + ...2CrO42- + ...4H2O
Bài 42: Cho 0,15 mol FexOy tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là :
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4.
Lời giải:
Đáp án D
Bảo toàn e ta có: (3x-2y).0,15 = 0,15 ⇒ 3x-2y = 1
x | 1 | 2 | 3 |
y | 1 | 2,5 loại | 4 |
FeO | Fe3O4 |
Bài 43: Cho phản ứng : Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò làm chất oxi hóa là?
A.14 B. 10. C. 4. D. 12.
Lời giải:
Đáp án B
Cu2S + 14HNO3 → 2Cu(NO3)2 + H2SO4 + 10NO2 + 6H2O
Số phân tử HNO3 đóng vai trò làm chất oxi hóa là 10.
Bài 44: Cho biết các phản ứng xảy ra sau:
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 ;
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 . Phát biểu đúng là
A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br- .
B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.
D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
Lời giải:
Đáp án
Từ phương trình (2) : 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 ta suy ra tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn Br2.
Mặt khác từ (1): 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 nên tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn Fe3+.
Bài 45: Cho phản ứng:
FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Tổng hệ số cân bằng của chất oxi hóa và chất khử là:
A. 6 B. 8 C.7 D.14
Lời giải:
Đáp án C
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Chất khử Chất oxi hóa
Tổng hệ số cân bằng của chất oxi hóa và chất khử = 6 + 1 = 7.
Bài 46: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Lời giải:
Đáp án C.
Các phương trình oxi hóa khử là I, II, III, IV.
Các pt phản ứng xảy ra:
(I): 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
(II) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
(III) 2NO2 + 1/2 O2 + H2O → 2HNO3
(IV) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
(V) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Bài 47: Trong phản ứng:
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
Lời giải:
Đáp án D
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử /tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng = 6/14=3/7
Bài 48: Cho các phản ứng:
(a) Sn + HCl (loãng) → (b) Fe + H2SO4 (loãng) →
(c) MnO2 + HCl (đặc) → (d) Cu + H2SO4 (đặc) →
(e) Al + H2SO4 (loãng) → (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →
Số phản ứng mà H của axit đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 6.
Lời giải:
Đáp án C
Các phương trình: a, b.
(a) Sn + 2HCl (loãng) → SnCl2 + H2
Chất oxi hóa (sự thay đổi số oxi hóa xảy ra tại H).
(b) Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2
Chất oxi hóa (sự thay đổi số oxi hóa xảy ra tại H).
(c) MnO2 + 4HCl (đặc) → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Chất khử (sự thay đổi số oxi hóa xảy ra tại Cl)
(d) Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Chất oxi hóa (sự thay đổi số oxi hóa xảy ra tại S).
(e) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Môi trường
Bài 49: Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Lời giải:
Đáp án A.
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
Chất khử
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
Không thay đổi số oxi hóa.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
Chất khử
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Chất oxi hóa
Bài 50: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối của chúng có các phản ứng hoá học sau:
Phát biểu đúng là
A. Ion Y2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+.
B. Kim loại X khử được ion Y2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.
D. Ion Y3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+.
Lời giải:
Đáp án D