X

Các dạng bài tập Hoá lớp 10

Các dạng bài tập Nhóm Oxi, Lưu huỳnh chọn lọc có đáp án chi tiết - Hoá học lớp 10


Các dạng bài tập Nhóm Oxi, Lưu huỳnh chọn lọc có đáp án chi tiết

Với Các dạng bài tập Nhóm Oxi, Lưu huỳnh chọn lọc có đáp án chi tiết Hoá học lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, trên 350 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Nhóm Oxi, Lưu huỳnh từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 10.

Các dạng bài tập Nhóm Oxi, Lưu huỳnh chọn lọc có đáp án chi tiết

Tổng hợp Lý thuyết chương Nhóm Oxi, Lưu huỳnh

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Nhóm Oxi, Lưu huỳnh

Bài tập trắc nghiệm

Các dạng bài tập về Oxi – Ozon

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

Dựa trên phản ứng ozon hóa:

3O2 → 2O3: Phản ứng làm giảm số mol khí

2O3 → 3O2: Phản ứng làm tăng số mol khí

⇒Áp dụng giải bài toán bằng phương pháp tăng – giảm thể tích.

- Bài toán về điều chế oxi:

Trong phòng thí nghiệm, O2 được điều chế bằng cách nhiệt phân các chất giàu oxi và kém bền với nhiệt như KClO3, KMnO4,...

2KClO3 → 2KCl + 3O2

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Từ phản ứng ta thấy khối lượng giảm của chất rắn sau phản ứng chính là khối lượng O2 được giải phóng, vậy vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta giải dạng này theo phương pháp tăng, giảm khối lượng.

mO2 = mchất rắn ban đầu - mchất rắn sau phản ứng

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hỗn hợp khí B gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi so với H2 là 19,2. Tính % về thể tích mỗi khí trong B.

DB/H2 = 19,2 → MB = 19,2. 2 = 38,4

Áp dụng quy tắc đường chéo

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Giả sử nO3 = y = 2 mol thì nO2 = x = 3 mol → nB = 2 + 3 = 5 mol

% về thể tích = % về số mol

→ %O2 =Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án = 60%

% O3 = 100 – 60 = 40%

Ví dụ 2: Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

Hướng dẫn:

Cách 1: Đặt x và y lần lượt là số mol O2 và O3 trong hỗn hợp:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Số mol hỗn hợp khí trước khi phản ứng là: (x+ y) (mol)

Số mol phản ứng, số mol khí oxi là: Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án (mol)

Số mol khí tăng so với ban đầu là: Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án - (x + y)=0,5y

Ta có 0,5y ứng với 2% nên y ứng với 4%.

Vậy O3 chiếm 4% và O2 chiếm 96%.

Cách 2. Theo phương pháp tăng – giảm thể tích:

Theo phản ứng: 2O3 → 3O2

Nhận thấy: Cư 2 mol O3 phản ứng, làm hỗn hợp tăng 1 mol khí. Vậy khi hỗn hợp tăng 2% thì %VO3là 4% → %VO2 chiếm 96%.

Ví dụ 3: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi so với oxi là 1,3.

Tính % về khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.

Cho 20,8 gam hỗn hợp X có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam benzen (C6H6)

Hướng dẫn:

a) Gọi a, b lần lượt là số mol O2 và O3

Theo đề bài: Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án d

Suy ra: mo2 = 32a(gam); mo3=48b=48.1,5a=72a(gam)

Thành phần % khối lượng mỗi khí:

%O2 =Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

b) Phương trình phản ứng đốt cháy:

2C6H6+ 15O2Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 12CO2+ 6H2O (1)

(mol) x → 15x/2

C6H6 + 5O3 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 6CO2 + 3H2O (2)

(mol) y → 5y

Ta có:Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án ×32+5y ×48=30,8 Hay 240x + 240y =20,8 ⇒ x+ y= Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

Từ (1) và (2) ⇒ Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

Ví dụ 4: Dẫn 2,688 lít hỗn hợp oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa màu tím đen. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?

Hướng dẫn:

Ta có: nI2=0,08(mol) và nhỗn hợp = 0,12(mol)

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 ↑ (2)

(mol) 0,08                      ← 0,08

Từ (1) ⇒nO3=0.08(mol)⇒ nO2=0,12-0,08=0,04(mol)

Vì là chất khí nên %V =%n

Vậy:

%VO3 = %nO3 = (0,08/0,12).100% = 66,67%

%VO2 = %nO2 = 100% - 66,67% = 33,33%

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Dẫn 2,688 lít hỗn hợp oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa màu tím đen. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?

A. 66,67% và 33,33%        B. 56,4% và 43,6%

C. 72% và 28%        D. 52% và 48%

Lời giải:

Đáp án: A

Ta có: nI2 = 0,08(mol) và nhỗn hợp = 0,12(mol)

       O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 ↑ (2)

(mol) 0,08                                ← 0,08

Từ (1) ⇒ nO3 = 0,08(mol) ⇒ nO2 = 0,12 - 0,08 = 0,04(mol)

Vì là chất khí nên %V = %n

Vậy:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 2. Hai bình có thể tích bằng nhau, nạp oxi vào bình thứ nhất, nạp oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai, thấy khối lượng 2 bình khác nhau 0,42g (nhiệt độ và áp suất ở 2 bình như nhau). Khối lượng oxi đã được ozon hóa là:

A. 1,16g       B. 1,26g       C. 1,36g       D. 2,26g

Lời giải:

Đáp án: B

Khối lượng khác nhau ở 2 bình là do khối lượng oxi trong ozon:

→ nO3= nO(trong O3)= 0,42/16 = 0,02625 mol

Ta có: nO2(bị ozon hóa) = 3/2 nO3= 3/2. 0,02625 = 0,039375 mol

→ mO2(bị ozon hóa) = 0,039375.32 = 1,26g

Câu 3. Khi đun nóng 11,07g KMnO4 ta được 10,11g bã rắn A và khí B. Tính thể tích khí B (ở đktc) được giải phóng ?

A. 6,72l        B. 3,36l        C. 0,672l        D. 0,448l

Lời giải:

Đáp án: C

Phương trình phản ứng:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (1)

Từ (1) ta thấy khối lượng hỗn hợp rắn trước và sau phản ứng thay đổi là do O2 thoát ra ở dạng khí (O2 là B).

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mO2 = 11,07 – 10,11 = 0,96g → nO2 = 0,96/32 = 0,03 mol

→ VO2 = 0,03 × 22,4 = 0,672l

Câu 4. Khi tầng Ozon bị thủng thì:

A. Cây xanh không quang hợp được

B. Nhiệt độ của trái đất tăng lên

C. Tia tử ngoại sẽ xâm nhập vào trái đất, gây nên các căn bệnh ung thư

D. Không khí trên trái đất bị thoát ra ngoài vũ trụ.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 5. Để phân biệt được oxi và ozon người ta làm thí nghiệm nào sau đây?

A. Dẫn lần lượt hai khí qua nước

B. Dẫn lần lượt hai khí qua dung dịch KI có tấm hố tinh bột

C. Dẫn lần lượt hại khí qua dung dịch thuốc tím

D. Dẫn lần lượt hai khí qua dung dịch nước vôi trong.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6. Khi đun nóng 126,4 gam kali pemanganat, thu được 6,72 lít khí oxi (đktc). Xác định độ phân hủy của kali pemanganat và thành phần của chất rắn còn lại.

Lời giải:

Đáp án:

Ta có: nO2 = 6,72/22,4 = 0,3

2KMnO4 --to→ K2MnO4 + MnO2+ O2↑ (1)

(mol) 0,6           0,3           0,3     ← 0,3

Từ (1) ⇒ mK2MnO4phản ứng = 0,6(mol)

⇒ mK2MnO4phản ứng = 0,6 ×158=94, 8(gam)

⇒ Độ phân hủy của KMnO4 là: (94,8/126,4) . 100 = 75%

Như vậy chất rắn thu được sau phản ứng gồm : KMnO4 dư, K2MnO4 và MnO2 , có khối lượng là:

mK2MnO4 = 126, 4 – 94,8 =31,6 (gam)

mK2MnO4 =0,3.197 = 59,1(gam); mMnO2 = 0,3.87 = 26,1(gam)

Câu 7. Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi so với oxi là 1,3.

a, Tính % về khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.

b, Cho 20,8 gam hỗn hợp X có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam benzen (C6H6)

Lời giải:

Đáp án:

Gọi a, b lần lượt là số mol O2 và O3

Theo đề bài:

dddX/O2 = 1,3 ⇒ MhhX = 1,3.32 = 41,6

Sử dụng phương pháp đường chéo:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 8. Tiến hành phân hủy hết a gam ozon thì thu được 94,08 lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của a.

A. 134,4g        B. 124g        C. 67,2g        D. 181,6g

Lời giải:

Đáp án: A

Ta có: nO2 = 4,2(mol)

Phản ứng: 2O3 → 3O2 (1)

(mol)      2,8 ← 4,2

Từ (1) ⇒ nO3 = 2,8(mol) ⇒ 2,8 . 48 = 134,4(gam)

SO2, H2S, SO3 phản ứng với dung dịch kiềm

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

Bài toán 1: SO2 + NaOH hoặc KOH

SO2 + NaOH → NaHSO3 (1)

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (2)

Lập tỉ lệ T = nNaOH / nSO2

T ≤ 1 → chỉ xảy ra phản ứng (1) tức tạo muối NaHSO3 (muối axit)

1 < T < 2 → xảy ra cả (1) và (2) tức tạo 2 muối NaHSO3 và Na2SO3

T ≥ 2 → chỉ xảy ra phản ứng (2) tức tạo muối Na2SO3 (muối trung hòa)

Bài toán 2: SO2 + Ba(OH)2 /Ca(OH)2

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O (1)

2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2 (2)

Lập tỉ lệ T = nSO2 / nBa(OH)2

T ≤ 1 → chỉ xảy ra phản ứng (1) tức tạo muối BaSO3

1 < T < 2 → xảy ra cả (1) và (2) tức tạo 2 muối BaSO3 ↓ và Ba(HSO3)2

T ≥ 2 → chỉ xảy ra phản ứng (2) tức tạo muối Ba(HSO3)2 (muối tan, không tạo kết tủa)

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1 : Hấp thụ 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH aM. Tính a biết sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa.

Hướng dẫn:

Vì đề cho chỉ tạo muối trung hòa nên chỉ xảy ra phản ứng

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

0,15 → 0,3

nSO2 = 0,15 mol , VNaOH = 200 ml = 0,2 lít

→ a = CMNaOH = 0,15/0,2 = 0,75M

Ví dụ 2: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Hướng dẫn:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

→ mNaHSO3 = 0,15. 104 = 15,6g

mNa2SO3 = 0,05 . 126 = 6,3g

Nhận xét : Có thể nhẩm nhanh trắc nghiệm: số mol 2 muối = số mol SO2

nNa2SO3 = nNaOH - nSO2 = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol

nNaHSO3 = nSO2 - nNa2SO3 = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol

Ví dụ 3: Hấp thụ 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Tính khối lượng muối thu được

Hướng dẫn:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Cách 2: Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O

         x mol → x mol → x mol

BaSO3 + SO2dư + H2O → Ba(HSO3)2

x mol → x mol

tạo kết tủa, khi dư SO2, kết tủa bị hòa tan, để hòa tan hết kết tủa nSO2 ít nhất = 2x= 2nBa(OH)2

Nếu lượng SO2 không đủ để hòa tan hết kết tủa, thì kết tủa chỉ bị tan một phần tức tồn tại 2 muối BaSO3 và Ba(HSO3)2

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O

     0,2 →     0,2      0,2

BaSO3 + SO2dư + H2O → Ba(HSO3)2

     0,1 ← (0,3-0,2) →          0,1

nBaSO3 còn lại = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

Cách 3: Nhẩm trắc nghiệm: để hòa tan hết kết tủa nSO2 = 2nBa(OH)2 , nếu lượng kết tủa chỉ bị tan một phần

nSO2 = 2nBa(OH)2 - nkết tủa (vì tỉ lệ số mol hòa tan kết tủa là 1:1)

→ nBaSO3 còn lại = 2nBa(OH)2 - nSO2 = 2.0,2 – 0,3 = 0,1 mol

Số mol 2 muối = số mol Ba(OH)2 → nBa(HSO3)2 = nBa(OH)2 - nBaSO3 còn lại = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

→ mBaSO3 = 0,1 . 217 = 12,7g

mBa(HSO3)2 = 0,1.299 = 29,9g

Ví dụ 4: Dẫn khí SO2 qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được 21,7 g kết tủa, thêm tiếp dung dịch NaOH đến dư vào lại thu thêm 10,85 gam kết tủa nữa. Tính a

Hướng dẫn:

Thêm NaOH lại thu thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch tồn tại muối Ba(HSO3)2, mà vẫn có kết tủa

→ tồn tại 2 muối

n↓(1) = 21,7/217 = 0,1 mol

n↓(2) = 10,85/217 = 0,05 mol

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 ↓+ H2O

    0,1                    0,1

Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2

    0,05                 ← 0,05

Ba(HSO3)2 + 2NaOH → BaSO3 ↓ + Na2SO3 + 2H2O

   0,05                             ← 0,05

nBa(OH)2 = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol → a = = 0,75M

Cách 2: ∑n = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol

Ba(OH)2 → BaSO3

    0,15 ← 0,15

→ a = 0,15/0,2 = 0,75M

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra.

b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Lời giải:

Đáp án:

nSO2 = 12,8/64 = 0,2 mol; nNaOH = 0,25.1 = 0,25 mol

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng:

mNaHSO3 = 104.0,15 = 15,6g

mNa2SO3 = 126.0,05 = 6,3g

Câu 2. Dẫn V lít (đktc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được 12 gam muối KHSO3. Vậy V có giá trị là:

A. 2,24 lit     B. 3,36 lít     C. 4,48 lit     D. 5,6 lit

Lời giải:

Đáp án: B

Các phương trình phản ứng xảy ra:

SO2 + KOH → KHSO3

0,1      0,1      0,1 mol

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

0,05      0,1 mol

Tổng số mol SO2 = 0,15 mol

→ V = 3,36 lit

Câu 3. Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch KOH 1,5M vậy khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được:

A. K2SO3 0,1M và KOH dư 0,4M     B. KHSO3 0,1M

C. K2SO3 0,5M và KOH dư 0,5M     D. KHSO3 0,1M và K2SO3 0,5M

Lời giải:

Đáp án: C

Xét tỉ lệ: nSO2 = 0,1mol; nKOH = 0,3mol. Tỉ lệ nKOH : nSO2 = 3

Nên KOH dư → phản ứng chỉ tạo muối trung hòa

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

0,1                    0,1

nK2SO3 = nSO2 =0,1 mol ⇒ CMK2SO3 = 0,1/0,2 = 0,5M

nKOH(dư) = 0,3 – 0,1.2 = 0,1 mol

⇒ CMK2SO3 = CMKOH sau pư = 0,1/0,2 = 0,5M

Câu 4. Thể tích dung dịch KOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 0,3 mol SO2 là:

A. 150ml     B. 250ml     C. 300ml     D. 450ml

Lời giải:

Đáp án:A

KOH + SO2 → KHSO3

0,3                    0,3

VKOH = n/CM = 0,3/2 = 0,15 lít

Câu 5. Sục 6,72 lít SO2 ở đktc vào dung dịch brom rồi cho dung dịch thu được tác dụng với BaCl2 dư, kết tủa thu được có khối lượng (g) là:

A. 23,3     B. 34,95     C. 46,6     D. 69,9

Lời giải:

Đáp án: D

Phương trình phản ứng

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

0,3        0,3 mol

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

0,3        0,3 mol

mBaSO4 = 0,3 × 233 = 69,9g

Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít CO2 (đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28% (d = 1,147 g/ml). Vậy muối thu được và nồng độ % tương ứng là:

A. K2SO3 10%      C. K2SO3 15,93% và KHSO3 24,91%

B. KHSO3 15%      D. KHSO3 24,19% và K2SO3 15,93%

Lời giải:

Đáp án: D

nSO2= 0,06 mol

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 7. Dẫn a mol SO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH. Phát biểu nào sau đây đúng?

A Chỉ thu được muối axit

B. Chỉ thu được muối trung hòa

C. Thu được cả 2 muối

D. Thu được muối trung hòa và KOH dư.

Lời giải:

Đáp án: C

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 8. Hấp thụ V lít SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 21,7g kết tủa. Tính V

A. 2,24l      B. 1,12 l     C. 11,2 l     D. A & C

Lời giải:

Đáp án: D

Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư, SO2 hết , nSO2 = nBaSO3

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 ↓+ H2O

                 0,1 ← 0,1

→ VSO2 = 0,1. 22,4 = 2,24 lít

Trường hợp 2: Ba(OH)2 hết, SO2 dư nhưng không hòa tan hết kết tủa (kết tủa chỉ tan một phần)

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 ↓+ H2O

     0,1        0,1 ← 0,1

Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2

( 0,3 – 0,1)→ 0,4

→ nSO2 = 0,1 + 0,4 = 0,5 mol

→ VSO2 = 0,5. 22,4 = 11,2lít

(tính nhanh nSO2 = 2nBa(OH)2 - n = 2. 0,3 – 0,1 = 0,5 mol)

Các dạng bài tập về H2S và muối sunfua

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

Chú ý:

- S phản ứng với kim loại tạo muối sunfua của kim loại với hóa trị thấp.

- S có số oxi hóa 0 là số oxi hóa trung gian nên S thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa còn S2- có số oxi hóa -2 là số oxi hóa thấp nhất của S nên H2S chỉ có tính khử.

- Tính tan của muối sunfua trong nước và trong axit:

      + Một số muối sunfua tan được trong nước: muối sunfua của kim loại nhóm IA như Na2S, K2S.

      + Một số muối sunfua không tan trong nước nhưng tan trong axit: ZnS, FeS, MgS...

      + Một số muối sunfua không tan trong axit: muối sunfua của kim loại nặng như: CuS, PbS ...

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Có hai muối là natri hiđrosunfit và sắt sunfua. Cho hai muôi này tác dụng với axit HCl dư, thu được hai chất khí. Cho hai chất khí vừa thu được tác dụng với nhau, tạo thành 9,6 gam chất rắn. Tính khối lượng của NaHSO3 và FeS đã lấy để phản ứng. Biết hai khí tác dụng với nhau vừa đủ

Hướng dẫn:

Phản ứng:

NaHSO3 + HCl → NaCl + SO2 ↑ + H2O (1)

(mol) 0,1                          ← 0,1

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑ (2)

(mol) 0,2                          ← 0,2

    SO2+ 2H2S → 3S↓ + 2H2O (3)

(mol) 0,1      0,2 ← 0,3

Ta có: Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

Từ (1) ⇒ nNaHSO3=0,1(mol)⇒ mNaHSO3=0,1×104=10,4(gam)

Từ (2) ⇒ nFeS=0,2(mol) ⇒ mFeS = 0,2 ×88 = 17,6 (gam)

Ví dụ 2. Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97 gam Al và 4,08 gam S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng.

b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.

Hướng dẫn:

Phản ứng:

2Al + 3S → Al2S3 (1)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (2)

Al2S3 _+ 6HCl → 2AlCl3 + 3H2S (3)

Số mol Al=0,11 (mol); Số mol S=0,1275 (mol)

⇒ nAl dư =0,015 mol

Hỗn hợp A gồm Al dư và Al2S3

Vậy: mAl=0,025 × 27=0,675(gam)

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Hỗn hợp khí B gồm H2 và H2S

VH2= 1,5×0,025×22,4=0,84(lít)

VH2S=0,1275 ×22,4=2,856 (lít)

Ví dụ 3. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3) 2 (dư), thu được 23,9 gam kết tủa đen.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?

c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn:

Các phản ứng xảy ra:

     Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (1)

(mol) x →                     x

     FeS + 2HCl → FeCl2 + H2 S ↑ (2)

(mol) y →                     y

     H2 S + Pb(NO3 ) 2 → PbS↓+ 2HNO3 (3)

(mol) 0,1                     ←0,1

Gọi x và y lần lượt là số mol của Fe và FeS

Ta có: nFeS =0,1(mol) và nkhí =0,11 (mol)

Hỗn hợp khí thu được gồm H2 và H2 S

Từ (3) ⇒ nH2 = y = nPbS = 0,1 mol (*)

Từ (1), (2) ta có: x + y=0,11 (**)

Từ (*) và (**)⇒ x=0,01; y=0,1

Vậy: VH2 =0,01 ×22,4=1,224(lít) ; VH2S =22,4 ×0,1=2,24(lít)

c) Từ (1) ⇒ nFe =nH2=0,01 (mol) ⇒ mFe = 0,01 ×56=0,56 (gam)

Từ (2) ⇒ nFeS = nH2S=0,1(mol) ⇒s mFeS = 0,1 ×88=8,8(gam)

Ví dụ 4. Đun nóng hỗn hợp 5,6 gam bột sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500ml dung dịch HC1 thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B. Biết H = 100%).

Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp (X).

Biết rằng cần phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa HCl dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng.

Hướng dẫn:

Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong A

Ta có: nFe =Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án =0,1(mol); nS =Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án =0,05 (mol)

Phản ứng: Fe + S Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án FeS (1)

(mol)     0,05 ←0,05 → 0,05

Từ (1) ⇒ nFe : nS =1 : 1 và nFe = 0,1 ; nS=0,05 ⇒ Sau phản ứng (1) thì Fe còn dư

         Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)

(mol) 0,05 → 0,1                     0,05

        FeS + 2HCl → FeCl2 + H2 S ↑ (3)

(mol) 0,05 → 0,1                   0,05

Từ (2), (3) ⇒ nH2= nH2S=0,05(mol)⇒%V H2S=50%

Ta có: nNaOH = 0,125 × 0,1=0,0125 (mol)

Phản ứng: HCl + NaOH → NaCl + H2 O (4)

(mol)     0,0125      ←0,0125

Từ (2), (3), (4) ⇒ ∑nHCl =0,1 +0,1 + 0,0125= 0,2125 (mol)

Vậy : Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

Ví dụ 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,464 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho hỗn hợp khí Y đi qua dung dịch Pb(NO3 ) 2 (dư) thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b, Tính thể tích mỗi khí trong Y và m

Trả lời:

nY = Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án = 0,11 mol , nPbS = Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án = 0,1 mol

Fe + HCl → FeCl2 + H2

0,01                     ← (0,11-0,1)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

0,1                            ←0,1

H2S + Pb(NO3) 2 → PbS↓ + 2HNO3

0,1                     ← 0,1

→ VH2S = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít

VH2 = 0,01 . 22,4 = 0,224 lít

m = mFe + mFeS = 0,01. 56 + 0,1 . 88 = 9,36g

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. H2S bị oxi hóa thành lưu huỳnh màu vàng khi:

1) Dẫn khí H2S qua dung dịch FeCl3

2) Để dung dịch H2S ngoài trời

3) Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi

A. 1 và 2      B. 1 và 3      C. 2 và 3      D. 1, 2 và 3

Lời giải:

Đáp án: D

Các phương trình phản ứng xảy ra:

H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl

2H2S + O2 → 2S↓ + 2H2O

Câu 2. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. H2S chỉ có tính oxi hóa

B. H2S chỉ có tính khử

C H2S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử tùy vào chất phản ứng với nó

D. H2S không có tính oxi hóa, cũng không có tính khử.

Lời giải:

Đáp án: B

Do số oxi hóa của S trong H2S là -2, đây là số oxi hóa thấp nhất. Nên H2S chỉ có khả năng nhường e → thể hiện tính khử

Câu 3. Dẫn a mol khí H2S vào dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được muối trung hòa thì:

A. a/b > 2      B. b/a > 2      C. b/a ≥ 2      D. 1 < b/a < 2

Lời giải:

Đáp án: C

Xét phương trình phản ứng: 2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O → b/a ≥ 2

Câu 4. H2S bị oxi hóa thành khí SO2 khi:

A. Đốt khí H2S ở nhiệt độ cao và có dự oxi

B. Đốt khí H2S ở nhiệt độ cao.

C. Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi

D. Cho H2S đi qua dung dịch Ca(OH)2

Lời giải:

Đáp án: A

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

Câu 5. Cho a gam hỗn hợp gồm FeS2 và FeCO3 với số mol bằng nhau vào một bình kín chứa lượng dự oxi. Áp suất trong bình là p1 atm. Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình và nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là p2 atm, khối lượng chất rắn thu được là b gam. Biết rằng thể tích chất rắn trong bình trước và sau phản ứng là không đáng kể. Hãy xác định các tỉ số p1/p2 và a/b.

Lời giải:

Đáp án:

Trong a gam hỗn hợp gồm x mol FeCO3 và x mol FeS2

Các phương trình phản ứng đốt cháy:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 6. Cho 20,8 gam hỗn hợp FeS và FeS2 vào bình kín chứa không khí dư. Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng ta thấy số mol khí trong bình giảm 0,15 mol. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp FeS và FeS2 là:

A. 42,3 và 57,7%      B. 50% và 50%

C. 42,3% và 59,4%      D. 30% và 70%

Lời giải:

Đáp án: A

Các phản ứng xảy ra:

4FeS + 7O2 → 2Fe2O3 + 4SO2

4x       7x                           4x

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

4y       11y                             8y

Số mol khí giảm = số mol khí pư – số mol khí tạo thành

→ 7x + 11y – (4x + 8y) = 0,15 ↔ 3x + 3y = 0,15 (1)

Theo đề bài: 88 × 4x + 120 × 4y = 20,8 (2)

→ x = y = 0,025

%FeS = (88 × 4x)/20,8 × 100% = 42,3%

Câu 7. Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95 m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là

A. 74,69%      B. 95,00%      C. 25,31%      D. 64,68%

Lời giải:

Đáp án: A

m (g) 0,95m (g) → hh (PbO và PbS dư) + SO2

Áp dụng ĐLBTKH ta có:

mO = m – 0,95m = 0,05m (g) → nO = 3,125.10-3m (mol)

Ta có: nPbS phản ứng = nPbO = nO = 3,125.10-3m (mol)

→ %PbS (đã bị đốt cháy) = (3,125.10-3 m.239.100% )/m = 74,69%

Câu 8. Cho m gam hỗn hợp bột Fe và S với tỉ lệ số mol sắt bằng 2 lần số mol lưu huỳnh rồi đem nung nóng không có oxi, thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,4 gam chất rắn B, dung dịch X và khí D. Sục khí D từ từ qua dung dịch CuCl2 dư thấy tạo ra 4,8 gam kết tủa đen.

a) Tính hiệu suất phản ứng tạo thành hỗn hợp A (theo S). Tính m.

b) Cho dung dịch X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiếu chuẩn.

Lời giải:

Đáp án:

a) Gọi x là số mol S có trong m gam hỗn hợp

Suy ra số mol Fe sẽ là 2x.

Gọi x1 là số mol S tham gia phản ứng khi nung:

Ta có: Fe + S → FeS (1)

         x1      x1      x1 mol

Sau khi nung, trong hỗn hợp A có:

(x – x1) mol S

(2x – x1) mol Fe

Và x1 mol FeS

- Hòa tan A trong axit HCl dư:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (2)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ (3)

Còn lại 0,4g chất rắn B là lưu huỳnh dư

ns = x – x1 = 0,4/32 = 0,0125 mol (I)

Dung dịch C gồm HCl dư và FeCl2 với số mol là 2x. Khí D gồm H2 và H2S

Sục khí D từ từ vào dung dịch CuCl2 dư, chỉ có H2S phản ứng:

CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl (4)

Kết tủa đen tạo thành là CuS.

Theo (1), (2), (4):

nCuS = x1 = 4,8/96 = 0,05 mol (II)

Kết hợp (I) và (II) ta có: x – x1 = 0,0125

x = 0,0125 + 0,05 = 0,0625

- Hiệu suất phản ứng tạo thành hỗn hợp A:

Theo S: h% = 0,05/0,0625 × 100% = 80%

b) Dung dịch C gồm HCl dư và FeCl2 với số mol là 0,125. Cho dung dịch C tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư chỉ có FeCl2 phản ứng.

2FeCl2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4HCl + 2H2O

    2                          1 mol

    0,125                    x = 0,125.1/2 = 0,0625

→ VSO2 = 0,0625.22,4 = 1,4l

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: