Trắc nghiệm lý thuyết về nguyên tử - Hoá học lớp 10
Trắc nghiệm lý thuyết về nguyên tử
Với Trắc nghiệm lý thuyết về nguyên tử Hoá học lớp 10 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập lý thuyết về nguyên tử từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 10.
Câu 1. Đặc điểm của electron là
A. Mang điện tích dương và có khối lượng
B. Mang điện tích âm và có khối lượng.
C. Không mang điện và có khối lượng.
D. Mang điện tích âm và không có khối lượng.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và notron
B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân
D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
Lời giải:
Đáp án: A
Hạt nhân của của nguyên tử Hidro không chứa notron, chỉ chứa proton → A sai
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.
B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.
C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.
D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Lời giải:
Đáp án: D
Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 4. Cho các phát biểu sau:
(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Lời giải:
Đáp án: B
(1) sai vì như Hiđro không có notron.
(2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung ở phần hạt nhân nguyên tử.
(3) đúng.
(4) sai vì hạt nhân không có electron.
(5) đúng.! ⇒ có 2 phát biểu đúng.
Câu 5. Có các phát biểu sau
(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
Sô phát biểu không đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Lời giải:
Đáp án: C
Tổng số proton và số notron trong một hạt nhân được gọi là số khối → (2) sai
Số khối A là khối lượng tương đối của nguyên tử, khối lượng tuyệt đối là tổng khối lượng của proton, notron và electron → (3) sai
Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron → (5) sai
Câu 6. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị?
A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
B. Những nguyên tử có cùng số hạt nơtron nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt nơtron là đồng vị của nhau.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 7. Chọn phương án sai trong các phương án sau:
A. Trong nguyên tử các electron được sắp xếp theo mức năng lượng từ thấp đến cao.
B. Trong một ô lượng tử có tối đa 2 electron có chiều tự quay cùng chiều.
C. Các electron được sắp xếp vào các ô lượng tử sao cho số electron độc thân là cực đại.
D. Trong một ố lượng tử có tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 8. Chọn câu phát biểu sai:
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n.
B. Tổng số p và số e được gọi là số khối.
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = số điện tích hạt nhân .
D. Số p bằng số e.
Lời giải:
Đáp án: B