X

Các dạng bài tập Hoá lớp 10

Các dạng bài tập Liên kết hóa học chọn lọc có đáp án chi tiết - Hoá học lớp 10


Các dạng bài tập Liên kết hóa học chọn lọc có đáp án chi tiết

Với Các dạng bài tập Liên kết hóa học chọn lọc có đáp án chi tiết Hoá học lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, trên 200 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Liên kết hóa học từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 10.

Các dạng bài tập Liên kết hóa học chọn lọc có đáp án chi tiết

Tổng hợp Lý thuyết chương liên kết hóa học

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Liên kết hóa học

Bài tập trắc nghiệm

Sự hình thành liên kết ion

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

Cần nhớ điều kiện và dấu hiệu nhận biết phân tử có liên kết ion.

- Điều kiện hình thành liên kết ion:

      + Liên kết được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác hẳn nhau (kim loại điển hình và phi kim điển hình).

      + Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion (trừ một số trường hợp).

- Dấu hiệu cho thấy phân tử có liên kết ion:

      + Phân tử hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình (kim loại nhóm IA, IIA) và phi kim điển hình (phi kim nhóm VIIA và Oxi).

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Viết cấu hình electron của Cl (Z = 17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết đó.

Hướng dẫn:

Cl (Z = 17) : 1s22s22p63s23p5

Ca (Z = 20) : 1s22s22p63s23p64s2

Clo nằm ở ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA.

Canxi nằm ở ô số 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

Liên kết trong hợp chất CaCl2 là liên kết ion vì Ca là kim loại điển hình, Cl là phi kim điển hình.

Sơ đồ hình thành liên kết:

2Cl + 21e → 2Cl-

Ca → Ca2+ + 2e

Các ion Ca2+và Cl-tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất CaCl2:

Ca2+ + 2Cl- → CaCl2

Ví dụ 2: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:

    - Tổng số proton trong hợp chất bằng 46.

    - Trong hạt nhân của M có n - p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.

    - Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm khối lượng.

1. Tìm số hạt proton trong nguyên tử M và X.

2. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên các nguyên tố M, X.

3. Liên kết trong hợp chất M2X là liên kết gì? Tại sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết trong hợp chất đó.

Hướng dẫn:

1. Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46 nên : 2p + p’ = 46. (1)

Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm khối lượng nên:

39p’ = 8(2p + 1). (2)

Từ (1), (2) ta tìm được: p = 19; p’ = 8.

2. M là kali (K) và X là oxi (O).

3. Liên kết trong hợp chất K2O là liên kết ion vì K là kim loại điển hình, O là phi kim điển hình.

Sơ đồ hình thành liên kết:

O + 2e → O2-

2K → 2K+ + 2.1e

Các ion K+và O2-tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất K2O:

2K+ + O2- → K2O

Ví dụ 3:

a, Viết cấu hình electron của các nguyên tử A, B biết rằng:

    - Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử A là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

    - Kí hiệu của nguyên tử B là B.

b, Liên kết trong hợp chất tạo thành từ A và B thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết công thức của hợp chất tạo thành .

Hướng dẫn:

a, Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử A là P, N, E (trong đó P = E).

Ta có: P + N + E = 34 và P + E - N = 10.

Từ đây tìm được P = E = 11; N = 12.

Kí hiệu của nguyên tử B là B nên ZB = 9

Cấu hình electron của A, B:

A (Z = 11) : 1s22s22p63s1

B (Z = 9) : 1s22s22p5

b, Liên kết trong hợp chất giữa A và B là liên kết ion vì A là kim loại điển hình (nhóm IA), B là phi kim điển hình (nhóm VIIA).

Sơ đồ hình thành liên kết:

A → A+ + 1e

B + 1e → B-

Các ion A+và B- tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất AB:

A+ + B- → AB.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Xét các phân tử ion: LiCl, KCl, RbCl, CsCl. Liên kết trong phân tử nào mang tính chất ion nhiều nhất?

A. LiCl        B. KCl        C. RbCl        D. CsCl

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?

A. H2S, NH3.        B. BeCl2, BeS.

C. MgO, Al2O3.        D. MgCl2, AlCl3.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử flo:

A. Liên kết kim loại.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực.

C. Liên kết cộng hóa trị không cực.

D. Liên kết ion.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O, CH4, Chất có liên kết ion là:

A. NH3, H2O, K2S, MgCl2        B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4

C. NH3, H2O, Na2O, CH4        D. K2S, MgCl2, Na2O

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 5. Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion:

A. 1s22s22p3 và 1s22s22p5        B.1s22s1 và 1s22s22p5

C. 1s22s1 và 1s22s22p63s23p2        D.1s22s22p1 và 1s22s22p63s23p6

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6. Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F- . Tìm câu khẳng định sai .

A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .

B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.

C. 3 ion trên có số electron bằng nhau

D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 7. Trong dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :

A. Na2O , SiO2 , P2O5 .        B. MgO, Al2O3 , P2O5

C. Na2O, MgO, Al2O3 .        D. SO3, Cl2O3 , Na2O .

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 8. Cho các chất : HF, NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (Độ âm điện của K: 0,82; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C: 2,55; F: 4,0) :

A. 3.        B. 2.        C. 1.        D. 4.

Lời giải:

Đáp án: D

Cách viết công thức cấu tạo của các phân tử

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

- Viết cấu hình e của các nguyên tử tạo hợp chất

- Tính nhẩm số e mỗi nguyên tử góp chung = 8 – số e lớp ngoài cùng

- Biểu diễn các e lớp ngoài cùng và các cặp e chung (bằng các dấu chấm) lên xung quanh kí hiệu nguyên tử ⇒ công thức electron

- Thay mỗi cặp e chung bằng 1 gạch ngang ta được công thức cấu tạo

Lưu ý:

- Khi hai nguyên tử liên kết mà trong đó có một nguyên tử A đạt cấu hình bền còn nguyên tử B kia chưa thì lúc này A sử dụng cặp electron của nó để cho B dùng chung → hình thành liên kết cho nhận (hay phối trí) biểu diễn bằng → hướng vào nguyên tử nhận cặp electron đó.

- Khi có nhiều nguyên tử đều có thể đưa cặp electron ra cho nguyên tử khác dùng chung thì ưu tiên cho nguyên tử nào có độ âm điện nhỏ hơn.

- Khi viết công thức cấu tạo (CTCT) của:

* Axit có oxi: theo thứ tự

     + Viết có nhóm H – O

     + Cho O của nhóm H – O liên kết với phi kim trung tâm

     + Sau đó cho phi km trung tâm liên kết với O còn lại nếu có.

* Muối:

     + Viết CTCT của axit tương ứng trước.

     + Sau đó thay H ở axit bằng kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Trình bày sự hình thành liên kết cho nhận trong các phân tử và sau H3O+, HNO3

Hướng dẫn:

    - Xét H3O+ ta có

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    - Xét phân tử HNO3

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Sau khi hình thành các liên kết cộng hóa trị, N (chứ không phải O) sẽ cho 1 cặp electron đến nguyên tử O thứ ba (đang thiếu 2e để đạt cấu hình khí trơ) hình thành liên kết cho - nhận .

Chú ý:

    - Cấu tạo phân tử và biểu diễn với liên kết cho nhận là để phù hợp với quy tắc bát tử.

    - Với nguyên tử cho cặp electron có 3 lớp trở lên, có thể có hóa trị lớn hơn 4 nên còn biểu diễn bằng liên kết cộng hóa trị.

Ví dụ 2: Viết công thức cấu tạo của phân tử H2SO4 và HClO4 để thấy được quy tác bát tử chỉ đúng với 1 số trường hợp

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Ví dụ 3: Viết công thức electron và công thức cấu tạo các ion đa nguyên tử sau: CO32-, HCO3-

Hướng dẫn:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Ví dụ 4. Viết công thức cấu tạo của các chất sau

Cl2O, Cl2O5,HClO3.

Hướng dẫn:

Cl2O:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Cl2O5:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

HClO3:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: PH3, SO2

Lời giải:

Đáp án:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 2. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HClO, HCN, HNO2.

Lời giải:

Đáp án:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 3. Viết công thức cấu tạo của các phân tử và ion sau: H2SO3, Na2SO4, HClO4, CuSO4, NaNO3, CH3COOH, NH4NO3, H4P2O7.

Lời giải:

Đáp án:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 4. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các phân tử:NH3, C2H2, C2H4, CH4, Cl2, HCl, H2O.

Lời giải:

Đáp án:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 5. Viết công thức cấu tạo của các phân tử và ion sau: NH4+, Fe3O4, KMnO4, Cl2O7

Lời giải:

Đáp án:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Câu 6. Viết công thức electron và công thức cấu tạo các chất sau:HNO3, Al(OH)3, K2Cr2O7, N2O5, Al2S3, H2CrO4, PCl5

Lời giải:

Đáp án:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Bài tập hóa trị và số oxi hóa

Lý thuyết và Phương pháp giải

Đối với hợp chất hữu cơ, số oxi hóa của C trong HCHO được tính là số oxi hóa trung bình; hoặc xem số oxi hóa của C là tổng đại số các số oxi hóa của các nguyên tử khác mà nó liên kết.

Chẳng hạn: Trong CH3 – CH2OH:

Số oxi hóa trung bình của C là: -2

Còn số oxi hóa của C trong CH3 là: -3 và trong CH2OH là -1.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- , và HNO3 lần lượt là:

A. +5, -3, +3.

B. -3, +3, +5

C. +3, -3, +5

D. +3, +5, -3.

Hướng dẫn:

Đặt x, y, z lần lượt là số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong NH4+, NO2- , và HNO3

Ta có: x + 4.1 = 1 ⇒ x = -3. Số OXH của N trong NH4+là -3

y + 2.(-2) = -1 ⇒ y = 3. Số OXH của N trong NO2- là +3

z + 1 + 3.(-2) = 0 ⇒ z = 5. Số OXH của N trong HNO3 là +5

⇒ Chọn B.

Ví dụ 2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất , đơn chất và ion sau:

a) H2S, S, H2SO3, H2SO4.

b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3.

c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.

Hướng dẫn:

a) Số oxi hóa của S trong các chất lần lượt là: S-2, S0, S+4, S+6

b) Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất: Cl-1, Cl+1,Cl+3, Cl+5, Cl+7.

c) Số oxi hóa của Mn trong các chất: Mn0, Mn+2, Mn+4, Mn+7

Ví dụ 3. Hóa trị và số oxi hóa của N trong phân tử NH4Cl lần lượt là

A. 4 và -3     B. 3 và +5

C. 5 và +5     D. 3 và -3

Hướng dẫn:

N thuộc nhóm IVA nên có hóa trị 4

Số OXH: x + 4.1 + (-1)=0 ⇒ x = -3.

Ví dụ 4. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO2, Na+, Cu2+ , Fe2+ , Fe3+, Al3+

Hướng dẫn:

Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa:

+) Phân tử: Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

+) Ion: Số oxi hóa của Na+ , Cu2+, Fe2+ , Fe3+, Al3+ lần lượt là: +1, +2, +2, +3, +3

Ví dụ 5. Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P trong phân tử: KMnO4 , Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4

Hướng dẫn:

Số oxi hóa của Mn, Cr, P: Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Ví dụ 6. Xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: KCl, Na2S; Ca3N2.

Hướng dẫn:

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích ion đó.

+) KCl: Điện hóa trị của K là: 1+ và của Cl là: 1-

+) Na2S: Điện hóa trị của Na là: 1+ và của S là: 2-

+) Ca3N2: Điện hóa trị của Ca là: 2+ và của N là: 3-

Ví dụ 7. Xác định số oxi hóa của cacbon trong mỗi phân tử sau:

CH3 – CH3; CH2= CH2; CH≡ CH; CH2 =CH-C≡CH;

CH3 – CH2OH; CH3 – CHO; CH3- COOH; CH3COOCH =CH2;

C6H5 – NO2; C6H5 – NH2

Hướng dẫn:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Ví dụ 8. Xác định số oxi hóa của N, S, C, Br trong ion: NO3-, SO42- ; CO32- , Br, NH4+

Hướng dẫn:

Số oxi hóa của N, S, C, Br: Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: