Bài tập về nhóm Halogen - Hoá học lớp 10
Bài tập về nhóm Halogen
Với Bài tập về nhóm Halogen Hoá học lớp 10 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập nhóm Halogen từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 10.
A. Bài tập tự luận
Bài 1: Điện phân nóng chảy một muối 11,7g halogenua NaX người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a) Xác định nguyên tố X ?
b) Tính thế tích khí HX thu được khi cho X tác dụng với 4,48 lít H2 ở đktc ?
c) Tính tỷ lệ % các khí sau phản ứng ?
Hướng dẫn:
PTHH: 2NaX → 2Na + X2
a, nX2 = 0,1 mol ⇒ nNaX = 2. 0,1 = 0,2 mol.
MNaX = 11,7/0,2 = 58,5 ⇒ X = 35,5 (Cl)
b, X2 + H2 → 2HX
nH2 = 0,2 mol ⇒ nHX = 2. nX2= 0,2 mol (H2 dư)
⇒ VHX = 0,2.22,4 = 4,48 l
c, Sau phản ứng có 0,2 mol khí HCl và 0,1 mol H2 dư
%HCl= 0,2/(0,2 + 0,1)= 66,67%
⇒ %H2 = 33,33%
Bài 2. Nung 12,87 g NaCl với H2SO4 đặc, dư thu được bao nhiêu lít khí ở đktc và bao nhiêu gam muối Na2SO4, biết hiệu suất của phản ứng là H= 90%.
Hướng dẫn:
2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl
Bài 3. Cho 31,6 g KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được bao nhiêu lít Cl2 (ở đktc) nếu H của phản ứng là 75%.
Hướng dẫn:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
nKMnO4 = 31,6/ 158 = 0,2 mol
Bài 4. Cho 0,896 lít Cl2 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M ở to thường thu được dung dịch X. Tính CM của các chất trong dung dịch X ?
Hướng dẫn:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
nCl2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol
nNaOH = 0,2 mol
Theo pt ⇒ nNaCl = nNaClO = nCl2 =0,04 mol
⇒ CMNaCl = CMNaClO = 0,04/0,2 = 0,2M
nNaOHdư = 0,2 – 0,04.2 = 0,12 mol ⇒ CMNaOH = 0,12 / 0,2 = 0,6M
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với HCl lấy dư. Toàn bộ khí clo sinh ra được hấp thụ hết vào 148,5 gam dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ thường) tạo ra dung dịch A. Vậy dung dịch A có các chất và nồng độ % tương ứng như sau:
A. NaCl 10% ; NaClO 5%
B. NaCl 7,31%; NaClO 6,81%, NaOH 6%
C. NaCl 7,19%; NaClO 9,16%, NaOH 8,42%
D. NaCl 7,31%; NaClO 9,31%, HCl 5%
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 2. Hidro clorua bị oxi hóa bởi MnO2 biết rằng khí clo tạo thành trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam iot từ dung dịch natri iotua. Vậy khối lượng HCl là:
A. 7,3g B. 14,6g C. 3,65g D. 8,9g
Lời giải:
Đáp án: A
Phương trình phản ứng:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
0,2 0,05 mol
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
0,05 0,05
mHCl = 0,2 × 36,5 = 7,3g
Câu 3. Nguyên tố R là phi kim thuộc phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn. Tỷ lệ % R trong oxit cao nhất với %R trong hợp chất khí với hidro là 0,5955. Vậy R là:
A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot
Lời giải:
Đáp án: C
Gọi công thức của R với oxi là R2Ox (x = 4, 5, 6, 7)
Suy ra công thức của R với hidro là RH8 – x
→ Rút ra được biểu thức liên hệ R và x
Sau đó biện luận ta được x = 7, R = 80 → R là Brom
Câu 4. Cho 19,05 gam hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Vậy % theo khối lượng của KF và KCl là:
A. 60,20% và 39,80% B. 60,89% và 39,11%
C. 39,11% và 60, 89% D. 70% và 30%
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 5. Dung dịch A chứa đồng thời axit HCl và H2SO4. Để trung hòa 40 ml A cần dùng vừa hết 60 ml NaOH 1M. Cô cạn dung dịch khi trung hòa, thu được 3,76 g hỗn hợp muối khan. Vậy nồng độ mol/l của hai axit HCl và H2SO4 là:
A. 1 và 0,75 B. 0,25 và 1 C. 0,25 và 0,75 D. 1 và 0,25
Lời giải:
Đáp án: D
Gọi a, b là nồng độ mol của HCl và H2SO4
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,04a 0,04a 0,04a
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
0,04b 0,08b 0,04b
Câu 6. Khi đun nóng muối kali clorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân hủy đồng thời theo hai phương trình sau đây:
2KClO3 → 2KCl + 3O2 (1)
4KClO3 → 3KClO3 + KCl (2)
Biết rằng khi phân hủy hoàn toàn 73,5 gam kali clorat thì thu được 33,5 gam kali clorua. Vậy phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (1) là:
A. 80,23% B. 83,25% C. 85,1% D. 66,67%
Lời giải:
Đáp án: D
Các phản ứng xảy ra: