Lý thuyết về Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hoá học lớp 10
Lý thuyết về Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Tài liệu Lý thuyết về Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Hoá học lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 10.
1. Tốc độ phản ứng
- Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một chất trong các phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
+ Nồng độ: Tăng nồng độ → tốc độ phản ứng tăng.
+ Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, tăng áp suất → tốc độ phản ứng tăng.
+ Nhiệt độ: Tăng nhiệt độ → tốc độ phản ứng tăng.
+ Diện tích bề mặt: Tăng diện tích bề mặt → tốc độ phản ứng tăng.
+ Chất xúc tác: tùy từng phản ứng, chất xúc tác giúp tăng tốc độ phản ứng.
2. Cân bằng hóa học
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch bằng nhau.
- Hằng số cân bằng KC là đại lượng đặc trưng cho cân bằng hóa học.
- Hằng số cân bằng của 1 phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nghiệt độ.
3. Sự chuyển dịch cân bằng
- Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu 1 tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều ngược lại.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học:
+ Khi tăng nồng độ 1 chất (trừ chất rắn) thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng làm giảm nồng độ chất đó và ngược lại.
+ Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tạo ra số mol khí ít hơn và ngược lại. Nếu hệ phản ứng có số phân tử khí ở phản ứng thuận bằng phản ứng nghịch thì sự thay đổi áp suất không làm chuyển dịch cân bằng.
+ Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt và ngược lại.
Lưu ý: Chất xúc tác không có tác dụng là chuyển dịch cân bằng mà chỉ có tác dụng làm cho phản ứng nhanh hơn.