Các dạng bài tập Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng chọn lọc có lời giải - Toán lớp 10
Các dạng bài tập Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng chọn lọc có lời giải
Với Các dạng bài tập Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng chọn lọc có lời giải Toán lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Toán lớp 10.
Tổng hợp lý thuyết chương Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng Xem chi tiết
- Lý thuyết Phương trình đường tròn Xem chi tiết
- Lý thuyết Phương trình đường elip Xem chi tiết
- Lý thuyết Tổng hợp chương Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Xem chi tiết
Chủ đề: Phương trình đường thẳng
- Các công thức về phương trình đường thẳng Xem chi tiết
- Cách tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng Xem chi tiết
- Viết phương trình tổng quát của đường thẳng Xem chi tiết
- Viết phương trình đoạn chắn của đường thẳng Xem chi tiết
- Viết phương trình đường thẳng khi biết hệ số góc Xem chi tiết
- Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng Xem chi tiết
- Viết phương trình đường trung trực của đoạn thẳng Xem chi tiết
- Tìm hình chiếu vuông góc của điểm lên đường thẳng Xem chi tiết
- Tìm điểm đối xứng của một điểm qua đường thẳng Xem chi tiết
- Cách tìm vecto chỉ phương của đường thẳng Xem chi tiết
- Viết phương trình tham số, phương trình chính tắc của đường thẳng Xem chi tiết
- Cách chuyển dạng phương trình đường thẳng: tổng quát sang tham số, chính tắc Xem chi tiết
- Viết phương trình đường thẳng đi qua 1 điểm và song song (vuông góc) với 1 đường thẳng Xem chi tiết
- Xác định vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng Xem chi tiết
- Tìm hình chiếu của 1 điểm lên đường thẳng Xem chi tiết
- Tìm điểm đối xứng của 1 điểm qua đường thẳng Xem chi tiết
- Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước Xem chi tiết
- Tìm điểm thuộc đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước Xem chi tiết
- Viết phương trình đường thẳng d’ đối xứng với đường thẳng d qua 1 điểm Xem chi tiết
- Các bài toán cực trị liên quan đến đường thẳng Xem chi tiết
- Tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng Xem chi tiết
- Tìm điểm thuộc đường thẳng có độ dài thỏa mãn điều kiện Xem chi tiết
- Tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song Xem chi tiết
- Vị trí tương đối của 2 điểm với đường thẳng: cùng phía, khác phía Xem chi tiết
- Cách xác định góc giữa hai đường thẳng Xem chi tiết
- Viết phương trình đường thẳng d đi qua M và tạo với d’ một góc Xem chi tiết
- Viết phương trình đường phân giác của góc tạo bởi hai đường thẳng Xem chi tiết
Chủ đề: Phương trình đường tròn
- Cách nhận dạng, xác định phương trình đường tròn: tìm tâm, bán kính Xem chi tiết
- Viết phương trình đường tròn biết tâm, bán kính, đường kính Xem chi tiết
- Đường tròn tiếp xúc với đường thẳng Xem chi tiết
- Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm (đường tròn ngoại tiếp tam giác) Xem chi tiết
- Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại 1 điểm, đi qua 1 điểm Xem chi tiết
- Vị trí tương đối của hai đường tròn, của đường thẳng và đường tròn Xem chi tiết
- Lập phương trình đường tròn thỏa mãn điều kiện cho trước Xem chi tiết
- Viết phương trình đường tròn C’ đối xứng với đường tròn C qua 1 điểm, 1 đường thẳng Xem chi tiết
- Các dạng bài tập khác về đường tròn trong mặt phẳng Xem chi tiết
Chủ đề: Phương trình đường elip
- Tìm tiêu điểm, tiêu cự, tâm sai, trục lớn, trục nhỏ của Elip Xem chi tiết
- Viết phương trình chính tắc của Elip Xem chi tiết
- Lập phương trình Elip đi qua 2 điểm hoặc qua 1 điểm thỏa mãn điều kiện Xem chi tiết
- Tìm giao điểm của đường thẳng và Elip Xem chi tiết
- Các dạng bài tập khác về đường Elip Xem chi tiết
Cách tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng
A. Phương pháp giải
Cho đường thẳng d: ax + by + c= 0. Khi đó, một vecto pháp tuyến của đường thẳng d là n→( a;b).
Một điểm M(x0; y0) thuộc đường thẳng d nếu: ax0 + by0 + c = 0.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Vectơ pháp tuyến của đường thẳng 2x- 3y+ 7= 0 là :
A. n4→ = (2; -3) B. n2→ = (2; 3) C. n3→ = (3; 2) D. n1→ = (-3; 2)
Lời giải
Cho đường thẳng d: ax + by + c= 0. Khi đó; đường thẳng d nhận vecto ( a; b) làm VTPT.
⇒ đường thẳng d nhận vecto n→( 2;-3) là VTPT.
Chọn A.
Ví dụ 2. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục Ox?
A. n→( 1; 1) B. n→( 0; -1) C. n→(1; 0) D. n→( -1; 1)
Lời giải
Đường thẳng song song với Ox có phương trình là : y + m= 0 ( với m ≠ 0) .
Đường thẳng này nhận vecto n→( 0; 1) làm VTPT.
Suy ra vecto n'→( 0; -1 ) cũng là VTPT của đường thẳng( hai vecto n→ và n'→ là cùng phương) .
Chọn B.
Ví dụ 3: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục Oy?
A. n→( 1; 1) B. n→( 0; -1) C. n→(2; 0) D. n→( -1; 1)
Lời giải
Đường thẳng song song với Oy có phương trình là : x + m= 0 ( với m ≠ 0) .
Đường thẳng này nhận vecto n→(1;0) làm VTPT.
Suy ra vecto n'→( 2; 0 ) cũng là VTPT của đường thẳng( hai vecto n→ và n'→ là cùng phương) .
Chọn D.
Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng
A. Phương pháp giải
* Để viết phương trình tổng quát của đường thẳng d ta cần xác định :
- Điểm A(x0; y0) thuộc d
- Một vectơ pháp tuyến n→( a; b) của d
Khi đó phương trình tổng quát của d là: a(x-x0) + b(y-y0) = 0
* Cho đường thẳng d: ax+ by+ c= 0 nếu đường thẳng d// ∆ thì đường thẳng ∆ có dạng: ax + by + c’ = 0 (c’ ≠ c) .
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đường thẳng đi qua A(1; -2) , nhận n→ = (1; -2) làm véc tơ pháp tuyến có phương trình là:
A. x - 2y + 1 = 0. B. 2x + y = 0 C. x - 2y - 5 = 0 D. x - 2y + 5 = 0
Lời giải
Gọi (d) là đường thẳng đi qua A và nhận n→ = (1; -2) làm VTPT
=> Phương trình đường thẳng (d) : 1(x - 1) - 2(y + 2) = 0 hay x - 2y – 5 = 0
Chọn C.
Ví dụ 2: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua M(1; -3) và nhận vectơ n→(1; 2) làm vectơ pháp tuyến.
A. ∆: x + 2y + 5 = 0 B. ∆: x + 2y – 5 = 0 C. ∆: 2x + y + 1 = 0 D. Đáp án khác
Lời giải
Đường thẳng ∆: qua M( 1; -3) và VTPT n→(1; 2)
Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ là 1(x - 1) + 2(y + 3) = 0
Hay x + 2y + 5 = 0
Chọn A.
Ví dụ 3: Cho đường thẳng (d): x-2y + 1= 0 . Nếu đường thẳng (∆) đi qua M(1; -1) và song song với d thì ∆ có phương trình
A. x - 2y - 3 = 0 B. x - 2y + 5 = 0 C. x - 2y +3 = 0 D. x + 2y + 1 = 0
Lời giải
Do đường thẳng ∆// d nên đường thẳng ∆ có dạng x - 2y + c = 0 (c ≠ 1)
Ta lại có M(1; -1) ∈ (∆) ⇒ 1 - 2(-1) + c = 0 ⇔ c = -3
Vậy phương trình ∆: x - 2y - 3 = 0
Chọn A
Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm
A. Phương pháp giải
Cho đường tròn ( C) đi qua ba điểm A; B và C. Lập phương trình đường tròn đi qua ba điểm :
+ Bước 1: Gọi phương trình đường tròn là ( C): x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0 (*)
( với điều kiện a2 + b2 - c > 0).
+Bước 2: Do điểm A; B và C thuộc đường tròn nên thay tọa độ điểm A; B và C vào (*) ta được phương trình ba phương trình ẩn a; b; c.
+ Bước 3: giải hệ phương trình ba ẩn a; b; c ta được phương trình đường tròn.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tâm của đường tròn qua ba điểm A( 2; 1) ; B( 2; 5) và C( -2; 1) thuộc đường thẳng có phương trình
A. x - y + 3 = 0. B. x + y - 3 = 0 C. x - y - 3 = 0 D. x + y + 3 = 0
Hướng dẫn giải
Phương trình đường tròn (C) có dạng:
x2 + y2 - 2ax – 2by + c = 0 ( a2 + b2 – c > 0)
⇒ I( 0; 3)
Vậy tâm đường tròn là I( 0; 3) .
Lần lượt thay tọa độ I vào các phương trình đường thẳng thì chỉ có đường thẳng
x - y + 3 = 0 thỏa mãn.
Chọn A.
Ví dụ 2. Tìm tọa độ tâm đường tròn đi qua 3 điểm A( 0; 4); B( 2; 4) và C( 4; 0)
A. (0; 0) B. (1; 0) C. (3; 2) D. (1; 1)
Hướng dẫn giải
Phương trình đường tròn (C) có dạng:
x2 + y2 - 2ax – 2by + c = 0 ( a2 + b2 –c > 0)
Do 3 điểm A; B; C thuộc (C) nên
Vậy tâm I( 1; 1)
Chọn D.
Ví dụ 3. Tìm bán kính đường tròn đi qua 3 điểm A(0; 4); B(3; 4); C(3; 0).
A. 5 B. 3 C. √6,25 D. √8
Hướng dẫn giải
Phương trình đường tròn (C) có dạng:
x2 + y2 - 2ax – 2by + c = 0 ( a2 + b2 – c > 0)
Do 3 điểm A; B; C thuộc (C) nên
Vậy bán kính R = = √6,25.
Chọn C.