Lý thuyết Khái quát về nhóm Oxi - Hoá học lớp 10
Lý thuyết Khái quát về nhóm Oxi
Tài liệu Lý thuyết Khái quát về nhóm Oxi Hoá học lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Khái quát về nhóm Oxi từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 10.
I. Vị trí nhóm oxi trong bảng tuần hoàn
– Vị trí: thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH.
– Gồm các nguyên tố: Oxi (O), lưu huỳnh (S), selen (Se), Telu (Te) và poloni (Po).
+ Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất, chiếm khoảng 20% thể tích không khí; ở trạng thái đơn chất, là chất khí, không màu.
+ Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng; có nhiều trong lòng đất.
+ Selen là chất bán dẫn, màu nâu đỏ. Selen dẫn điện kém trong bóng tối, dẫn điện tốt khi được chiếu sáng.
+ Telu là chất rắn, màu xám, thuộc loại nguyên tố hiếm.
+ Poloni là nguyên tố kim loại, có tính phóng xạ.
II. Cấu tạo nguyên tử của những nguyên tố trong nhóm oxi
1. Giống nhau
– Cấu hình electron lớp ngoài cùng:
⇒ Các nguyên tố trong nhóm oxi có 6 electron lớp ngoài cùng, ở trạng thái cơ bản có 2e độc thân.
– Có khuynh hướng nhận thêm 2e để đạt cấu hình bền giống khí hiếm.
⇒ Thể hiện tính oxi hoá, có số oxi hoá -2.
2. Sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm
– Nguyên tố Oxi không có phân lớp d; nguyên tử của các nguyên tố còn lại có phân lớp d còn trống.
– Ở trạng thái cơ bản, oxi và các nguyên tố còn lại có 2 electron độc thân.
– Ở trạng thái kích thích, S, Se, Te có thể có 4, 6 electron độc thân (do có phân lớp d còn trống)
– Trong hợp chất:
+ Oxi có số oxi hoá -2 (trừ hợp chất với flo, hợp chất peoxit): do độ âm điện lớn chỉ kém flo và chỉ có 2e độc thân.
+ Các nguyên tố S, Se, Te có thể có các số oxi hoá là -2, +4, +6 (do độ âm điện nhỏ, có thể có 2, 4, 6 e độc thân).
III. Tính chất của các nguyên tố trong nhóm oxi
1. Tính chất của đơn chất
– So với các nguyên tố khác ở cùng chu kì:
+ Độ âm điện của các nguyên tố trong nhóm oxi (trừ Poloni) chỉ kém các nguyên tố halogen.
+ Bán kính nguyên tử của các nguyên tố (trừ Poloni) chỉ lớn hơn các nguyên tố halogen.
⇒ Các nguyên tố trong nhóm oxi là các phi kim mạnh (trừ nguyên tố Poloni), có tính oxi hoá mạnh (chỉ yếu hơn các nguyên tố halogen ở cũng chu kì).
– Tính phi kim giảm dần từ oxi đến telu.
2. Tính chất của hợp chất
- Công thức phân tử các hợp chất của các nguyên tố nhóm oxi với hiđro.
- Qui luật biến đổi tính axit của các nguyên tố nhóm oxi.
- Qui luật biến đổi các hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm O.
Giải thích
Từ S đến Te: bán kính nguyên tử tăng dần → khoảng cách từ tâm nguyên tử của các nguyên tử đến tâm nguyên tử H tăng → độ bền liên kết H-R giảm.
→ H càng dễ bị tách ra → Tính axit tăng dần.