Lý thuyết Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit - Hoá học lớp 10
Lý thuyết Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit
Tài liệu Lý thuyết Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit Hoá học lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 10.
1/ Hidro sunfua (H2S)
a/ Tính axit yếu
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).
Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.
b/ Tính khử mạnh
Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2), tác dụng hầu hết các chất ôxihóa tạo sản phẩm ứng với số oxh cao hơn.
Trong hợp chất H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất là −2. Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy huộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S−2) có thể bị oxi hóa thành lưu huỳnh tự do (S0), hoặc lưu huỳnh có số oxi hóa +4 (S+4), hoặc lưu huỳnh có số oxi hóa +6 (S+6). Vì vậy, hiđro sunfua có tính khử mạnh.
Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.
2H2S + 3O2 2H2O + 2 SO2 (dư oxi)
2H2S + O2 2H2O + 2S
Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
2H2S + 3O2 2H2O + 2SO2
Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng
H2S+4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
H2S +Cl2 → 2 HCl + S (khí clo gặp khíH2S)
Dung dịch H2S có tính axit yếu 2 nấc : Khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo muối axit hoặc muối trung hoà
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + NaOH → Na2S + H2O
*Tính chất của muối sunfua
- Muối sunfua của các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be) như Na2S, K2S tan trong nước và tác dụng với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S:
Na2S+2HCl → 2NaCl+H2S↑
- Muối sunfua của một số kim loại nặng như PbS, CuS... không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
- Muối sunfua của những kim loại còn lại như ZnS, FeS,... không tan trong nước, nhưng tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S:
ZnS+2H2SO4 → ZnSO4+H2S↑
- Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S,...màu đen.
2/ Lưu huỳnh (IV) oxit
Công thức hóa học SO2 ngoài ra có các tên gọi khác là lƣu huỳnh dioxit hay khí sunfurơ, hoặc anhidrit sunfurơ.
Với số oxi hoá trung gian: +4 (SO2). Khi SO2vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa và là 1 oxit axit.
SO2 là chất khử ( S+4 -2e → S+6)
Khi gặp chất oxi hóa mạnh như O2 , Cl2 , Br2 : khí SO2 đóng vai trò là chất khử.
2 SO2 +O2 → 2SO2
SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
5SO2+ 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2 H2SO4
SO2 là chất oxi hoá (S+4 + 4e → So). Khi tác dụng chất khử mạnh:
SO2 + 2H2S → 2H2O + 3S
SO2 + Mg → MgO + S
Ngoài ra SO2 là một oxit axit:
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2 NaOH → Na2SO3 + H2O
Nếu 1 < nNaOH : nSO2 <2 sản phẩm tạo 2 muối: x mol
NaHSO3 và y mol Na2SO3.
3/ Lưu huỳnh (VI) oxit
SO3: lưu huỳnh trioxit, là 1 oxit axit
Tác dụng với H2O tạo axit sunfuric: SO3 + H2O → H2SO4
SO3 tan vô hạn trong H2SO4 tạo oleum H2SO4.nSO3
Tác dụng với bazo tạo muối
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O