X

Các dạng bài tập Hoá lớp 10

Lý thuyết Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố - Hoá học lớp 10


Lý thuyết Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố

Tài liệu Lý thuyết Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố Hoá học lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 10.

Lý thuyết Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố

I. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại của nguyên tố càng mạnh.

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.

a. Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.

b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.

II. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý

a. Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng:

   + Trong cùng chu kỳ : bán kính giảm.

   + Trong cùng nhóm A : bán kính tăng.

b. Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng:

   + Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.

   + Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.

Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. ( tính bằng Kj/mol)

III. Sự biến đổi độ âm điện

Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

   + Trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.

   + Trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.

IV. Sự biến đổi hóa trị

Hay lắm đó

Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm –hóa trị đối với oxi

Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố ( R : là nguyên tố )

R2On : n là số thứ tự của nhóm.

RH8-n : n là số thứ tự của nhóm.

Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA
Oxit R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7
Hiđrua RH4 RH3 RH2 RH

V. Sự biến đổi tính axit – bazo của oxit và hidroxit tương ứng

a. Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính bazo giảm, tính axit tăng .

b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính bazo tăng, tính axit giảm.

8. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tư.

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học lớp 10 chọn lọc, có lời giải hay khác: