Lý thuyết Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Hoá học lớp 10
Lý thuyết Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tài liệu Lý thuyết Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Hoá học lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Hoá học lớp 10.
I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó
Cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau.
- Số thứ tự của ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử
- Số thứ tự của chu kì = số lớp e
- Số thứ tự của nhóm:
+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsansp thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A
+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)dxnsy thì nguên tố thuộc nhóm B:
• Nhóm (x+y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
• Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
• Nhóm (x + y - 10)B nếu 10 < (x + y).
II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố
Vị trí nguyên tố cho biết:
- Các nguyên tố thuộc nhóm (IA, IIA, IIIA) trừ B và H có tính kim loại. Các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, bitmut, poloni).
- Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro.
- Công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng.
- Công thức của hợp chất khí với H (nếu có)
- Oxit và hidroxit có tính axit hay bazo.
Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16 suy ra:
- S ở nhóm VI, CK3, PK
- Hoá trị cao nhất với oxi 6, với hiđro là 2.
- CT oxit cao nhất SO3, h/c với hiđro là H2S.
- SO3 là ôxit axit và H2SO4 là axit mạnh.
III. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
- Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
- Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yêú dần, tính axit mạnh dần.
b. Trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
* Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B .
- Nguyên tố họ d : (n-1)dansbvới a = 1 → 10 ; b = 1 → 2
+ Nếu a + b < 8 ⇒ a + b là số thứ tự của nhóm .
+ Nếu a + b > 10 ⇒ (a + b) – 10 là số thự tự của nhóm.
+ Nếu 8 ≤ a + b ≤ 10 ⇒ nguyên tố thuộc nhóm VIII B
- Nguyên tố họ f : (n-2)fansbvới a = 1 → 14 ; b = 1 → 2
+ Nếu n = 6 ⇒ Nguyên tố thuộc họ lantan.
+ Nếu n = 7 ⇒ Nguyên tố thuộc họ acti