X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho đường tròn (O), đường kính AB cố định, M là 1 điểm thuộc (O), (M khác A và B). Các tiếp tuyến của (O) tại A và M cắt nhau ở C. Đường tròn (I) đi qua M và tiếp xúc với đường thẳng AC tại C


Câu hỏi:

Cho đường tròn (O), đường kính AB cố định, M là 1 điểm thuộc (O), (M khác A và B). Các tiếp tuyến của (O) tại A và M cắt nhau ở C. Đường tròn (I) đi qua M và tiếp xúc với đường thẳng AC tại C, CD là đường kính của (I). Chứng minh rằng:

a) 3 điểm O, M, D thẳng hàng.

b) Tam giác COD là tam giác cân.

c) Gọi N là giao điểm của OC và (I). Chứng minh khi M thay đổi thì đường thẳng qua N vuông góc với AB luôn đi qua điểm cố định.

Trả lời:

Lời giải

Media VietJack

a) Do (I) tiếp xúc với AC tại C nên I đường thẳng vuông góc với AC tại C

Gọi D’ là giao của đường thẳng vuông góc với AC tại C với OM

Ta có: ∆CMD’ vuông tại M (CM nằm trên đường thẳng tiếp xúc với (O)) (1)

Lại có: (I) qua M và tiếp xúc với AC tại C tức là (I) qua M và C IM = IC (2)

Từ (1) và (2) I là trung điểm của CD’ (theo định lí về trung điểm và cạnh huyền của tam giác vuông)

CD’ là đường kính của (I) do ∆CMD’ vuông tại M (3)

Theo giả thiết: CD là đường kính của (I) (4)

Từ (3) và (4) D ≡ D’ hay 3 điểm O, M, D thẳng hàng (vì D’ OM)

b) Do CA và CM là 2 tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại C \( \Rightarrow {\widehat O_1} = {\widehat O_2}\) (theo định lí tiếp tuyến thì OC là phân giác của \(\widehat {AOM}\) (5)

Mặt khác: CD AC và OA AC CD // OA \( \Rightarrow {\widehat C_1} = {\widehat O_1}\) (so le trong) (6)

Từ (5) và (6) \( \Rightarrow {\widehat C_1} = {\widehat O_2}\) ∆CDO cân tại D

c) Do N (I) \(\widehat {CND} = 90^\circ \) (CN ND)

Mặt khác: N OC N là chân đường vuông góc từ D xuống OC

Mà ∆CDO cân tại D nên DN đồng thời là đường trung tuyến NC = NO

Gọi (d) là đường thẳng qua N và vuông góc với AB

Gọi H là giao điểm của (d) và AB NH AB

Xét ∆ACO và ∆HNO có \[\widehat {CAO} = \widehat {NHO} = 90^\circ \], \[{\widehat O_1}\] là góc chung

∆ACO đồng dạng với ∆HNO (góc – góc)

\(\frac{{ON}}{{OC}} = \frac{{OH}}{{OA}} = \frac{1}{2}\) (do NO = NC)

H là trung điểm của OA (là điểm cố định do OA cố định)

Vậy khi M thay đổi thì đường thẳng qua N vuông góc với AB luôn đi qua điểm cố định H.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Tìm x, biết: \({x^2} + 5x + 4 - 5\sqrt {{x^2} + 5x + 28} = 0\).

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho định lí “Cho số tự nhiên n, nếu n5 chia hết cho 5 thì n chia hết cho 5”.

Định lí này được viết dưới dạng P Þ Q. Hãy phát biểu định lí đảo của định lí trên rồi dùng các thuật ngữ “điều kiện cần và đủ” phát biểu gộp cả 2 định lí thuận và đảo.

Xem lời giải »


Câu 3:

Viết các số (0,25)8 và (0,125)4 dưới dạng các lũy thừa với cơ số 0,5.

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho một hộp đựng 4 viên bi đỏ, 5 viên bi xanh và 7 viên bi vàng. Lấy ngẫu nhiên một lần ba viên bi. Tính xác suất để trong ba viên bi lấy được chỉ có hai màu.

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho đường tròn (O), đường kính BC = 2R, điểm A nằm ngoài đường tròn sao cho tam giác ABC nhọn. Từ A kẻ 2 tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC, F là giao điểm của AH và BC. Chứng minh rằng:

a, 5 điểm A, O, M, N, F cùng nằm trên 1 đường tròn.

b, 3 điểm M, N, H thẳng hàng.

c, HA . HF = R2 – OH2.

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho nửa hình tròn H như hình vẽ, đường kính hình tròn là 12cm.

Media VietJack

Chu vi hình H là:

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho hai đường thẳng song song d1d2. Trên đường thẳng d1 lấy 10 điểm phân biệt, trên đường thẳng d2 lấy 15 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu tam giác tạo thành mà ba đỉnh của nó được chọn từ 25 điểm vừa nói ở trên?

Xem lời giải »


Câu 8:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số đôi một khác nhau trong đó chứa các chữ số 3, 4, 5 và chữ số 4 đứng cạnh chữ số 3 và chữ số 5?

Xem lời giải »