X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A kẻ tiếp tuyến AM


Câu hỏi:

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A kẻ tiếp tuyến AM, AN tới đường tròn (O) (M, N là các tiếp điểm).

a) Chứng minh rằng tứ giác AMON nội tiếp.

b) Vẽ cát tuyến ABC tới đường tròn (O) (Tia AO nằm giữa AM và tia AC).

Chứng minh rằng AM2 = AB.AC.

c) Gọi H là giao điểm AO và MN. Chứng minh rằng tứ giác BHOC nội tiếp.

Trả lời:

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A kẻ tiếp tuyến AM (ảnh 1)

a) \(\widehat {OMA} = \widehat {ONA} = 90^\circ \)(vì AM, AN là tiếp tuyến của (O))

Xét tứ giác OMAN có: \(\widehat {OMA} + \widehat {ONA} = 180^\circ \)

Do đó: OMAN là tứ giác nội tiếp

hay O, M, A, N cùng thuộc 1 đường tròn

b) Xét tam giác AMB và tam giác ACM có:

\(\widehat {MAC}\)là góc chung

\(\widehat {MCA} = \widehat {BMA}\)(góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung)

Suy ra: ∆AMB ∆ACM (g.g)

\(\frac{{AM}}{{AC}} = \frac{{AB}}{{AM}}\) hay AM2 = AB.AC

c) Ta có: OM = ON = R

MA = NA (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Khi đó OA là trung trực của MN.

Suy ra: OA vuông góc MN

Xét tam giác OMA vuông tại M có đường cao MH, ta cóL

MA2 = AH.AO

Mà AM2 = AB.AC nên AH.AO = AB.AC

Suy ra: \(\frac{{AB}}{{AO}} = \frac{{AH}}{{AC}}\)

Xét ∆ABH và ∆AOC có:

\(\frac{{AB}}{{AO}} = \frac{{AH}}{{AC}}\)

\(\widehat {OAC}\)là góc chung

∆ABH ∆AOC (c.g.c)

\(\widehat {AHB} = \widehat {ACO}\)(hai góc tương ứng)

Do đó tứ giác BHOC nội tiếp.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Tìm tất cả giá trị của tham số m để hàm số y = mx2 – (m + 6)x nghịch biến trên khoảng (–1; +∞).

Xem lời giải »


Câu 2:

Tính bằng cách thuận tiện: \(\frac{1}{4}:0,25 - \frac{1}{8}:0,125 + \frac{1}{2}:0,5 - \frac{1}{{10}}\).

Xem lời giải »


Câu 3:

Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng, xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?

Xem lời giải »


Câu 4:

A = {1; 2; 3; …; 16}. Bốc ngẫu nhiên 3 phần tử trong A. Tính xác suất để để tổng 3 số bốc ra chia hết cho 3.

Xem lời giải »


Câu 5:

Để đo chiều cao h của cổng parabol của trường ĐHBK Hà Nội, người ta đo khoảng cách giữa 2 chân cổng được L = 9 m, người ta thấy nếu đứng cách chân cổng 0,5 m thì đầu chạm cổng, biết người này cao 1,6 m. Tính chiều cao của cổng.

Xem lời giải »


Câu 6:

Tìm nghiệm dương nhỏ nhất của phương trình sin2x – 2(sinx – cosx) – 2 = 0.

Xem lời giải »


Câu 7:

Tìm số tự nhiên x biết 3(x + 1) + 25 chia hết cho 5 và 8 < x < 16.

Xem lời giải »


Câu 8:

Phân tích đa thức thành nhân tử: 5xy4 + 15x4y + 15x2y3 + 5x3y2.

Xem lời giải »