X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn


Câu hỏi:

Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là tiếp điểm). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm M bất kỳ, vẽ MI vuông góc với AB, MK vuông góc với AC (I thuộc AB, K thuộc AC).

a) Chứng minh AIMK, ABOC là các tứ giác nội tiếp;

b) Vẽ MP vuông góc với BC (P thuộc BC). Chứng minh ;

c) Chứng minh MI.MK = MP2;

d) Xác định vị trí của điểm M trên cung nhỏ BC để tích MI.MK.MP đạt giá trị lớn nhất.

Trả lời:

Media VietJack

a) Xét tứ giác AIMK  có:

 AIM^= 90° (MI AB); AKM^  = 90° (MK AC)

⇒ AIM^+AKM^  = 90° + 90° = 180°

Mà 2 góc ở vị trí đối nhau

Tứ giác AIMK nội tiếp

Xét (O) có AB, AC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại A

OB AB; OC AC ABO^=ACO^ = 90°

Xét tứ giác ABOC có: 

 ABO^+ACO^= 90° + 90° = 180°

Mà 2 góc ở vị trí đối nhau

 Tứ giác ABOC nội tiếp

b) Xét tứ giác MPCK có:

 MPC^ = 90° (MP BC); MKC^= 90° (MK AC)

MPC^+MKC^ = 90° + 90° = 180°

Mà 2 góc ở vị trí đối nhau

Tứ giác MPCK nội tiếp

⇒ MPK^=MCK^ (cùng nhìn cạnh MK)

Xét (O) có: MCK^   là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung MC

 MBC^ là góc nội tiếp chắn cung MC

⇒ MCK^=MBC^

Mà MPK^=MCK^ ⇒ MPK^=MBC^

c) Xét tứ giác MIBP có:

MIB^= 90° (MI AB) ; MPB^  = 90°(MPBC)

⇒ MIB^+MPB^ = 90° + 90° = 180°

mà 2 góc ở vị trí đối nhau

Ttứ giác MIBP nội tiếp

⇒ IBM^=IPM^ (cùng nhìn cạnh MI)

MIP^=MBP^ (cùng nhìn cạnh MP) hay MBC^=MIP^

mà MPK^=MBC^  ⇒ MPK^=MIP^

Xét (O) có: IBM^  là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung BM

 MCB^ là góc nội tiếp chắn cung BM

⇒ IBM^=MCB^

mà  IBM^=IPM^ MCB^=IPM^ hay  MCP^=IPM^

Tứ giác MPCK nội tiếp ⇒ MCP^=MKP^

⇒ IPM^=MKP^

Xét ΔMIP và ΔMPK có:

IPM^=MKP^

MIP^=MPK^

 ΔMIP ~ ΔMPK (g.g)

MI.MP = MP.MK MI.MK = MP2

d) Vì MI.MK = MP2 nên MI.MK.MP = MP3

Tích MI.MK.MP đạt giá trị lớn nhất khi MP lớn nhất

Gọi H là hình chiếu của O trên BC

OH cố định (Vì O cố định; BC cố định)

Gọi D là giao điểm của MO và BC

Ta có: MP ≤ MD; OH ≤ OD

MP + OH ≤ MD + OD = MO MP + OH ≤ R

MP ≤ R−OH MP3 ≤ (R − OH)3

Dấu "=" xảy ra khi MP = R − OH

O, H, Mthẳng hàng 

M nằm chính giữa  cung nhỏ BC

Vậy tích MI.MK.MP đạt giá trị lớn nhất khi M nằm chính giữa cung nhỏ BC.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Giải phương trình: (x – 1)(x – 2)(x – 3)(x – 4) = 120.

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Chứng minh rằng: BM+CN+AP=0 .

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho ABC vuông tại A có AB < AC. Gọi D, E lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và AC. Trên tia đối của tia DE lấy điểm F sao cho D là trung điểm của cạnh EF.

a) Chứng minh tứ giác BFCE là hình bình hành.

b) Chứng minh tứ giác BFEA là hình chữ nhật.

c) Gọi K là điểm đối xứng với F qua E. Chứng minh tứ giác AFCK là hình thoi.

d) Vẽ AH BC tại H. Gọi M là trung điểm của HC. Chứng minh FM AM.

Xem lời giải »


Câu 4:

Có 3 bì thư giống nhau lần lượt được đánh số thứ tự từ 1 đến 3 và 3 con tem giống nhau lần lượt đánh số thứ tự từ 1 đến 3. Dán 3 con tem đó vào 3 bì thư sao cho không có bì thư nào không có tem. Tính xác suất để lấy ra được 2 bì thư trong 3 bì thư trên sao cho mỗi bì thư đều có số thứ tự giống với số thứ tự con tem đã dán vào nó

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho hình bình hành ABCD . Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB, CD . Đường chéo BD cắt AN , CM theo thứ tự ở E và K. Chứng minh:

a) AMCN là hình bình hành.

b) DE = KB.

c) AK đi qua trung điểm của I của BC.

Xem lời giải »


Câu 6:

Tính số đo x trong hình sau:

a)

Media VietJack

b)

Media VietJack

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho tam giác ABC thỏa mãn sinA=sinB+sinCcosB+cosC . Chứng minh tam giác ABC là tam giác vuông.

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho tam giác ABC có các trung tuyến BD và CE . Trên cạnh BC lấy các điểm M N, sao cho BM = MN = NC. Gọi I là giao điểm của AM và BD , K là giao điểm của AN và CE . Chứng minh rằng:

a) BCDE là hình thang.

b) K là trung điểm của EC.

c) BC = 4IK

Xem lời giải »