X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho đường tròn (O; R) có đường kính BC. Lấy A thuộc (O) sao cho AB < AC, vẽ đường cao AH của tam giác ABC. a) Chứng minh: AH.BC = AB.AC. b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt đường thẳng BC tại M


Câu hỏi:

Cho đường tròn (O; R) có đường kính BC. Lấy A thuộc (O) sao cho AB < AC, vẽ đường cao AH của tam giác ABC.

a) Chứng minh: AH.BC = AB.AC.

b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt đường thẳng BC tại M. Chứng minh rằng: MA2 = MB.MC.

c) Kẻ HE vuông góc với AB (E thuộc AB) và HF vuông góc với AC (F thuộc AC). Chứng minh AM // EF.

Trả lời:

Lời giải

Media VietJack

a) Ta có \(\widehat {BAC} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)).

Tam giác ABC vuông tại A có AH là đường cao: AH.BC = AB.AC (Hệ thức lượng trong tam giác vuông).

Vậy ta có điều phải chứng minh.

b) Xét ∆MAB và ∆MCA, có:

\(\widehat {AMB}\) chung;

\(\widehat {MAB} = \widehat {MCA}\) (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung).

Do đó  (g.g).

Suy ra \(\frac{{MA}}{{MC}} = \frac{{MB}}{{MA}}\).

Vậy MA2 = MB.MC (điều phải chứng minh).

c) Tam giác ABH vuông tại H có HE là đường cao:

AH2 = AE.AB (Hệ thức lượng trong tam giác vuông).

Chứng minh tương tự, ta được AH2 = AF.AC.

Khi đó ta có AE.AB = AF.AC.

Xét ∆AEF và ∆ACB, có:

\(\widehat {FAE}\) chung;

\(\frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AF}}{{AB}}\) (AE.AB = AF.AC).

Do đó  (g.g).

Suy ra \(\widehat {AFE} = \widehat {ABC}\) (cặp góc tương ứng)     (1)

Ta có tam giác AOC cân tại O (do OA = OC = R).

Suy ra \(\widehat {OAC} = \widehat {OCA}\)      (2)

Lại có \(\widehat {OCA} + \widehat {ABC} = 90^\circ \)      (3)

Từ (1), (2), (3), suy ra \(\widehat {OAC} + \widehat {AFE} = 90^\circ \).

Khi đó AO EF.

Mà AM AO (do AM là tiếp tuyến của (O)).

Vậy AM // EF.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Biết rằng \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sin x}}{x} = 1\). Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{1 + \cos x}}{{{{\left( {x - \pi } \right)}^2}}},\,\,\,\,\,\,x \ne \pi \\m,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \pi \end{array} \right.\) liên tục tại x = π.

Xem lời giải »


Câu 2:

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 100 chia hết cho 2 và 3.

Xem lời giải »


Câu 3:

Chứng minh rằng với mọi góc α (0° ≤ α ≤ 180°), ta đều có sin2α + cos2α = 1.

Xem lời giải »


Câu 4:

So le ngoài là như thế nào? Lấy ví dụ.

Xem lời giải »


Câu 5:

Một tấm vải dài 36m. Lần đầu người ta cắt ra 16 mảnh vải, mỗi mảnh vải dài \(1\frac{1}{5}\) m. Lần thứ hai người ta cắt được 6 mảnh vải dài như nhau thì vừa hết tấm vải. Hỏi mỗi mảnh vải cắt ra ở lần thứ hai dài bao nhiêu mét?

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong tại A. Qua A vẽ dây AB, AC của đường tròn (O), chúng cắt (O’) theo thứ tự tại D và E. Chứng minh BC // DE.

Xem lời giải »


Câu 7:

Giải phương trình \(\sin x = \frac{1}{2}\).

Xem lời giải »


Câu 8:

Trước nửa đêm là bao nhiêu phút nếu trước đó 32 phút thời gian này gấp 3 lần số phút sau 22 giờ?

Xem lời giải »