X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho hệ phương trình mx + y = 2m; x + my = m + 1 Tìm các giá rị nguyên của m để


Câu hỏi:

Cho hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}mx + y = 2m\\x + my = m + 1\end{array} \right.\).

 Tìm các giá trị nguyên của m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x; y) là các số nguyên.

Trả lời:

\(\left\{ \begin{array}{l}mx + y = 2m\left( 1 \right)\\x + my = m + 1\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Từ (2) suy ra: x = m + 1 – my (3)

Thế (3) vào (1) ta có:

m(m + 1 – my) + y = 2m

m2 + m – m2y + y = 2m

y(1 – m2) = m – m2

y(1 – m)(1 + m) = m(1 – m) (4)

+) Với m = 1 thì (4) trở thành 0y = 0, phương trình có vô số nghiệm

Suy ra: hệ phương trình có vô số nghiệm

+) Với m = –1 thì (4) có dạng 0y = –2, phương trình vô nghiệm

Suy ra: hệ phương trình có vô nghiệm

+) Với m ≠ ±1, phương trình có nghiệm duy nhất:

\(y = \frac{{m\left( {1 - m} \right)}}{{\left( {1 - m} \right)\left( {1 + m} \right)}} = \frac{m}{{1 + m}}\)

Hệ phương trình có nghiệm duy nhất

\(\left\{ \begin{array}{l}y = \frac{m}{{1 + m}}\\x = \frac{{2m + 1}}{{1 + m}}\end{array} \right.\)

Để hệ có nghiệm duy nhất là các số nguyên thì: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{m}{{1 + m}} \in \mathbb{Z}\\\frac{{2m + 1}}{{1 + m}} \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{m + 1 - 1}}{{1 + m}} \in \mathbb{Z}\\\frac{{2m + 2 - 1}}{{1 + m}} \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{ - 1}}{{1 + m}} \in \mathbb{Z}\\\frac{{ - 1}}{{1 + m}} \in \mathbb{Z}\end{array} \right.\)

Suy ra: – 1 chia hết cho 1 + m

Suy ra: 1 + m = 1 hoặc 1 + m = –1

Hay m = 0 hoặc m = –2

Vậy m = 0 hoặc m = –2.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Tìm tất cả giá trị của tham số m để hàm số y = mx2 – (m + 6)x nghịch biến trên khoảng (–1; +∞).

Xem lời giải »


Câu 2:

Tính bằng cách thuận tiện: \(\frac{1}{4}:0,25 - \frac{1}{8}:0,125 + \frac{1}{2}:0,5 - \frac{1}{{10}}\).

Xem lời giải »


Câu 3:

Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng, xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?

Xem lời giải »


Câu 4:

A = {1; 2; 3; …; 16}. Bốc ngẫu nhiên 3 phần tử trong A. Tính xác suất để để tổng 3 số bốc ra chia hết cho 3.

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho tam giác ABC đều cạnh bằng 1, trọng tâm G. Tính độ dài vectơ \(\overrightarrow {AG} \).

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R). Vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (O) (B, C là các tiếp điểm). Vẽ đường kính CD của đường tròn (O).

a) Chứng minh rằng: OA vuông góc BC và OA // BD.

b) Gọi E là giao điểm của AD và đường tròn (O) (E khác D), H là giao điểm của OA và BC. Chứng minh rằng: AE. AD = AH. AO.

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho đường tròn (O), đường kính AB, điểm M nằm trên (O). Vẽ điểm N đối xứng với A qua M. BN cắt đường tròn ở C. Gọi E là giao điểm của AC và BM.

a) Chứng minh rằng NE AB.

b) Gọi F là điểm đối xứng với E qua M. Chứng minh rằng FA là tiếp tuyến của đường tròn (O).

c) Chứng minh rằng FN là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA).

Xem lời giải »