Cho hình nón đỉnh S, đường cao SO, A và B là hai điểm thuộc đường tròn đáy sao cho khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SAB) bằng a căn bậc hai của 3 /3 và góc SAO = 30^0, góc AB = 60^0. Độ dài đư
Câu hỏi:
Cho hình nón đỉnh S, đường cao SO, A và B là hai điểm thuộc đường tròn đáy sao cho khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SAB) bằng \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\) và \(\widehat {SAO} = 30^\circ ,\,\,\widehat {SAB} = 60^\circ \). Độ dài đường sinh của hình nón theo a bằng
A. \(a\sqrt 2 \).
B. \(a\sqrt 3 \).
C. \(2a\sqrt 3 \).
D. \(a\sqrt 5 \).
Trả lời:
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Gọi I là trung điểm của AB. Dựng OH ⊥ SI.
Ta có \(OH = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\).
Vì \(\widehat {SAB} = 60^\circ \) và SA = SB nên tam giác SAB đều.
Suy ra SA = SB = AB.
Tam giác SAO vuông tại O:
\(SO = SA.\sin \widehat {SAO} = \frac{1}{2}SA\) và \[OA = SA.\cos \widehat {SAO} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}SA\].
Tam giác SOI vuông tại O có OH là đường cao:
\(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{S{O^2}}} + \frac{1}{{O{I^2}}} = \frac{1}{{S{O^2}}} + \frac{1}{{O{A^2} - A{I^2}}}\).
\( = \frac{4}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{\frac{3}{4}S{A^2} - \frac{1}{4}S{A^2}}} = = \frac{4}{{S{A^2}}} + \frac{2}{{S{A^2}}} = \frac{6}{{S{A^2}}}\).
Suy ra \(S{A^2} = 6O{H^2} = 6.\frac{{{a^2}}}{3} = 2{a^2}\).
Do đó \(SA = a\sqrt 2 \).
Vậy ta chọn phương án A.
Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:
Câu 1:
Biết rằng \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sin x}}{x} = 1\). Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{1 + \cos x}}{{{{\left( {x - \pi } \right)}^2}}},\,\,\,\,\,\,x \ne \pi \\m,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \pi \end{array} \right.\) liên tục tại x = π.
Xem lời giải »
Câu 2:
Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 100 chia hết cho 2 và 3.
Xem lời giải »
Câu 3:
Chứng minh rằng với mọi góc α (0° ≤ α ≤ 180°), ta đều có sin2α + cos2α = 1.
Xem lời giải »
Câu 6:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm: \(\frac{1}{5}\) tấn = ... kg.
Xem lời giải »
Câu 7:
Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB, vẽ hai tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn. Trên tia Ax lấy điểm E (E khác A, AE < R), trên nửa đường tròn lấy điểm M sao cho EM = EA, đường thẳng EM cắt tia By tại F.
a) Chứng minh EF là tiếp tuyến của đường tròn (O).
b) Chứng minh tam giác EOF là tam giác vuông.
c) Chứng minh AM.OE + BM.OF = AB.EF.
d) Tìm vị trí điểm E trên tia Ax sao cho \({S_{\Delta AMB}} = \frac{3}{4}{S_{\Delta EOF}}\).
Xem lời giải »
Câu 8:
Lấy một điểm M tùy ý. Chứng minh rằng: G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {MG} \).
Xem lời giải »