X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho đường tròn (O). Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến ME


Câu hỏi:

Cho đường tròn (O). Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến ME, MF. Biết OE = 3 cm, OM = 5 cm.

a) Tính độ dài EF.

b) Tính chu vi và diện tích tam giác MEF.

Trả lời:

Cho đường tròn (O). Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến ME (ảnh 1)

a) OM ∩ EF = {A}

OE = OF = R

ME = MF (tính chất tiếp tuyến)

Suy ra: MO là đường trung trực của EF

EA OM; 2EA = EF

Xét ΔOEM vuông tại E có đường cao EA, có:

OE2 + ME2 = OM2

32 + ME2 = 52

ME2 = 25 – 9 = 16

ME = 4 (cm)

Lại có: \(\frac{1}{{E{A^2}}} = \frac{1}{{E{O^2}}} + \frac{1}{{E{M^2}}} = \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{4^2}}} = \frac{{25}}{{144}}\)

Suy ra: EA = \(\frac{{12}}{5}\left( {cm} \right) \Rightarrow EF = 2EA = \frac{{24}}{5}\)(cm)

b) PMEF = ME + MF + EF = 2ME + EF = \(2.4 + \frac{{24}}{5} = \frac{{64}}{5}\left( {cm} \right)\)

Xét tam giác OEM vuông tại E có đường cao EA có:

EM2 = MA.MO

AM = \(\frac{{E{M^2}}}{{MO}} = \frac{{{4^2}}}{5} = \frac{{16}}{5}\)

SMEF = \(\frac{1}{2}.AM.EF = \frac{1}{2}.\frac{{16}}{5}.\frac{{24}}{5} = \frac{{192}}{{25}}\left( {c{m^2}} \right)\).

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng \(\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {AD} = 3\overrightarrow {AC} \).

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho biểu thức \(A = 1 + \left( {\frac{{2a + \sqrt a - 1}}{{1 - a}} - \frac{{2a\sqrt a - \sqrt a + a}}{{1 - a\sqrt a }}} \right).\frac{{a - \sqrt a }}{{2\sqrt a - 1}}\). Rút gọn A.

Xem lời giải »


Câu 3:

Tìm x biết: (4x – 3)2 – 3x(3 – 4x) = 0.

Xem lời giải »


Câu 4:

Rút gọn phân thức: \(\frac{{\left( {{x^2} + 3x + 2} \right)\left( {{x^2} - 25} \right)}}{{{x^2} + 7x + 10}}\).

Xem lời giải »


Câu 5:

Tam giác ABC có a = 5, b = 4, c = 3. Lấy điểm D đối xứng B qua C. Độ dài đoạn AD.

Xem lời giải »


Câu 6:

Tìm điều kiện xác định của hàm số: \(y = \frac{1}{{\sin x - \cos x}}\).

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho \(P = \left( {\frac{1}{{\sqrt x }} + \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x + 1}}} \right):\frac{{\sqrt x }}{{x + \sqrt x }}\).

a) Rút gọn P.

b) Tìm giá trị của P khi x = 4.

c) Tìm x để \(P = \frac{{13}}{3}\).

Xem lời giải »


Câu 8:

Gọi x0  là nghiệm âm lớn nhất của \[\sin 9x + \sqrt 3 \cos 7x = \sin 7x + \sqrt 3 \cos 9x\]. Tìm x0?

Xem lời giải »