Chọn ngẫu nhiên một số từ tập các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau. Xác suất để số được chọn có tổng các chữ số là chẵn bằng: A. 41/81 B. 4/9. C. 1/2. D. 16/81
Câu hỏi:
Chọn ngẫu nhiên một số từ tập các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau. Xác suất để số được chọn có tổng các chữ số là chẵn bằng:
A. \(\frac{{41}}{{81}}\).
B. \(\frac{4}{9}\).
C. \(\frac{1}{2}\).
D. \(\frac{{16}}{{81}}\).
Trả lời:
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Gọi A là biến cố số được chọn có tổng các chữ số là số chẵn.
Ta có n(Ω) = 9.9.8 = 648.
Trường hợp 1: Ba chữ số được chọn đều là số chẵn.
Số cách chọn và sắp xếp ba chữ số chẵn là \(A_5^3\).
Số cách chọn và sắp xếp ba chữ số chẵn sao cho số 0 đứng đầu là \(A_4^2\).
Suy ra số các số thỏa mãn trường hợp 1 là \(A_5^3 - A_4^2 = 48\) số.
Trường hợp 2: Ba chữ số được chọn có 2 chữ số lẻ và 1 chữ số chẵn.
Số cách chọn và sắp xếp 2 chữ số lẻ và 1 chữ số chẵn là \(C_5^2.C_5^1.3!\).
Số cách chọn và sắp xếp 2 chữ số lẻ và 1 chữ số chẵn là số 0 đứng đầu là \(C_5^2.2!\).
Suy ra số các số thỏa mãn trường hợp 2 là \(C_5^2.C_5^1.3! - C_5^2.2! = 280\) số.
Khi đó n(A) = 48 + 280 = 328.
Vì vậy \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{328}}{{648}} = \frac{{41}}{{81}}\).
Vậy ta chọn phương án A.
Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:
Câu 1:
Biết rằng \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sin x}}{x} = 1\). Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{1 + \cos x}}{{{{\left( {x - \pi } \right)}^2}}},\,\,\,\,\,\,x \ne \pi \\m,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \pi \end{array} \right.\) liên tục tại x = π.
Xem lời giải »
Câu 2:
Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 100 chia hết cho 2 và 3.
Xem lời giải »
Câu 3:
Chứng minh rằng với mọi góc α (0° ≤ α ≤ 180°), ta đều có sin2α + cos2α = 1.
Xem lời giải »
Câu 5:
Tính bằng cách thuận tiện: (–525) – [(475 + 245) – 45].
Xem lời giải »
Câu 6:
Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{\ln x}}{x}\) là:
Xem lời giải »
Câu 7:
Ông và bà An cùng có 6 đứa con đang lên máy bay theo một hàng dọc. Có bao nhiêu cách xếp hàng khác nhau nếu ông hay bà An đứng ở đầu hoặc cuối hàng.
Xem lời giải »
Câu 8:
Cho đường tròn (O; R) có đường kính BC. Lấy A thuộc (O) sao cho AB < AC, vẽ đường cao AH của tam giác ABC.
a) Chứng minh: AH.BC = AB.AC.
b) Tiếp tuyến tại A của (O) cắt đường thẳng BC tại M. Chứng minh rằng: MA2 = MB.MC.
c) Kẻ HE vuông góc với AB (E thuộc AB) và HF vuông góc với AC (F thuộc AC). Chứng minh AM // EF.
Xem lời giải »