X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và BC = a. Cạnh bên SA


Câu hỏi:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B  và BC = a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy (ABC). Gọi H, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A lên SB và SC. Thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp A.HKCB bằng:

A. \(\sqrt 2 \pi {a^3}\)

B. \(\frac{{\sqrt 2 \pi {a^3}}}{3}\)

C. \(\frac{{\pi {a^3}}}{6}\)

D. \(\frac{{\pi {a^3}}}{2}\).

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B  và BC = a. Cạnh bên SA  (ảnh 1)

Gọi O là trung điểm của AC

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{BC \bot SA}\\{BC \bot AB}\end{array} \Rightarrow BC \bot (SAB) \Rightarrow BC \bot AH} \right.\)

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{AH \bot SB}\\{AH \bot BC}\end{array} \Rightarrow AH \bot (SBC) \Rightarrow AH \bot HC} \right.\)

Suy ra tam giác AHC vuông tại H

Do đó H thuộc mặt cầu tâm \({\rm{O}}\) đường kính AC

Vì tam giác AKC vuông tại K nên K thuộc mặt cầu tâm \({\rm{O}}\) đường kính AC

Vì tam giác ABC vuông tại B nên B thuộc mặt cầu tâm \({\rm{O}}\) đường kính AC

Suy ra 5 điềm A, H, K, B, C đều thuộc mặt cầu tâm O đường kính AC hay khối chóp A.HKCB nội tiếp mặt cầu tâm O đường kính AC

Khi đó bán kính mặt cầu là: \(R = \frac{{AC}}{2}\)

Tam giác \({\rm{ABC}}\) vuông cân tại B và BC = a \( \Rightarrow AC = a\sqrt 2 \Rightarrow R = \frac{{AC}}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Suy ra thể tích của khối cầu ngoại tiếp hình chóp A.HKCB là:

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi \cdot {\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^3} = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 2 }}{3}\)

Vậy ta chọn đáp án B.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a. Hai mặt phẳng (SAB) và (SAD)  cùng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Gọi M, N lần lượt  là trung điểm của SB và CD (tham khảo hình vẽ bên). Tính sin góc giữa MN và (SAC), biết thể tích khối chóp S.ABCD  bằng \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\).

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Diện tích S của mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương đó là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để hàm số y = ln(x3 – 3m2x + 72m) xác định trên (0; +∞).

Xem lời giải »


Câu 4:

Số nghiệm của phương trình \({\log _3}x = {\log _2}\left( {1 + \sqrt x } \right)\) là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho a, b là các số hữu tỉ thỏa mãn \({\log _2}\sqrt[6]{{360}} = \frac{1}{2} + a{\log _2}3 + b{\log _2}5\). Khi đó tổng a + b có giá trị là:

Xem lời giải »


Câu 6:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m  để phương trình 3x = m có nghiệm thực:

Xem lời giải »


Câu 7:

Có bao nhiêu số nguyên m để bất phương trình x2 + (m3 – 4m)x ≥ mln(x2 + 1) nghiệm đúng với mọi số thực x?

Xem lời giải »


Câu 8:

Tìm tập xác định D của hàm số y = (x2 – x – 2)-3.

Xem lời giải »