X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có AB = a, đường thẳng A’B tạo


Câu hỏi:

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có AB = a, đường thẳng A’B tạo với mặt phẳng (BCC’B’) một góc bằng 30°. Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’.

A. \(\frac{{3{{\rm{a}}^3}}}{2}\)

B. \(\frac{{{{\rm{a}}^3}\sqrt 6 }}{4}\)

C. \(\frac{{3{{\rm{a}}^3}}}{4}\)

D. \(\frac{{\sqrt 3 {{\rm{a}}^3}}}{4}\).

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có AB = a, đường thẳng A’B tạo  (ảnh 1)

Gọi M là trung điểm của B’C’

Vì tam giác A’B’C’ đều nên A’M B’C

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}A'M \bot B'C'\\A'M \bot BB'\left( {BB' \bot \left( {A'B'C'} \right)} \right)\end{array} \right. \Rightarrow A'M \bot \left( {BCC'B'} \right)\)

\( \Rightarrow \widehat {\left( {A'B;\left( {BCC'B'} \right)} \right)} = \widehat {\left( {A'B;MB} \right)} = \widehat {A'BM} = 30^\circ \)

Theo bài ra ta có \(\Delta A'B'C'\) đều cạnh a có AM là đường cao nên \(A'M = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)\({S_{A'B'C'}} = \frac{1}{2}.AM.B'C' = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)

Ta có: \(A'M \bot \left( {BCC'B'} \right) \Rightarrow A'M \bot BM\) nên tam giác A’BM vuông tại M

Suy ra: \(BM = A'M.\cot 30^\circ = \frac{{3a}}{2}\)

Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông BB’M ta có:

\(BB' = \sqrt {B{M^2} - B'{M^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{{3a}}{2}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = a\sqrt 2 \)

Do đó \({V_{ABC.A'B'C'}} = BB'.{S_{A'B'C'}} = a\sqrt 2 \cdot \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{4}.\)

Vậy đáp án cần chọn là B.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Trong khôn gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các điểm A(2; 0; 0), B(0; 3; 0), C(0; 0; –4). Gọi H là trực tâm tam giác ABC. Tìm phương trình tham số của đường thẳng OH trong các phương án sau:

Xem lời giải »


Câu 2:

Từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 5 chữ số đôi một khác nhau, đồng thời chia hết cho 9.

Xem lời giải »


Câu 3:

Bất phương trình nào sau đây tương đương với bất phương trình x + 5 > 0?

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm thuộc đoạn [-pi; 2pi] của phương trình 2f(sinx) + 3 = 0 là: A. 4 B. 6 C. 3 (ảnh 1)

Số nghiệm thuộc đoạn [–π; 2π] của phương trình 2f(sinx) + 3 = 0 là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho tam giác ABC đều cạnh a, H là trung điểm của BC. Tính \(\left| {\overrightarrow {CA} - \overrightarrow {HC} } \right|\).

Xem lời giải »