X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho tứ diện đều ABCD có một đường cao AA1. Gọi I là trung điểm AA1. Mặt phẳng


Câu hỏi:

Cho tứ diện đều ABCD có một đường cao AA1. Gọi I là trung điểm AA1. Mặt phẳng (BCI) chia tứ diện ABCD thành hai tứ diện. Tính tỉ số hai bán kính của hai mặt cầu ngoại tiếp hai tứ diện đó.

A. \(\sqrt {\frac{{43}}{{51}}} .\)

B. \(\frac{1}{2}.\)

C. \(\frac{1}{4}.\)

D. \(\sqrt {\frac{{48}}{{153}}} .\)

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Gọi cạnh của tứ diện đều là a.

Gọi K là trung điểm của CD và E = IK ∩ AB.

Qua A1 kẻ đường thẳng song song với IK cắt AB tại J.

Ta có:

\(\frac{{BJ}}{{BE}} = \frac{{B{A_1}}}{{BK}} = \frac{2}{3}\)\(\frac{{AE}}{{EJ}} = \frac{{AI}}{{L{A_1}}} = 1\) nên suy ra \(AE = \frac{1}{4}AB = \frac{a}{4}\)\(BE = \frac{{3a}}{4}\).

Gọi M là trung điểm của BE, trong mặt phẳng (ABK) dựng đường trung trực của BE cắt AA1 tại O. Ta dễ dàng chứng minh được O là tâm của mặt cầu ngoại tiếp EBCD.

Ta có: \(B{A_1} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3},A{A_1} = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\). Đặt BE = x.

Tam giác ABA1 đồng dạng với tam giác AOM nên suy ra

\(\frac{{AM}}{{A{A_1}}} = \frac{{OM}}{{BH}} \Rightarrow OM = \frac{{AM \cdot BH}}{{A{A_1}}} = \left( {a - \frac{x}{2}} \right)\sqrt {\frac{1}{2}} {\rm{.\;}}\)

Gọi R là bán kính mặt cầu ngoại tiếp EBCD ta suy ra:

\(R = OB = \sqrt {O{M^2} + M{B^2}} = \sqrt {\frac{{{x^2}}}{4} + \frac{1}{2}{{\left( {a - \frac{x}{2}} \right)}^2}} .\)

Với \(x = \frac{{3a}}{4}\) ta có:

\(R = \sqrt {\frac{{9{a^2}}}{{64}} + \frac{1}{2}{{\left( {a - \frac{{3a}}{8}} \right)}^2}} = a\sqrt {\frac{{43}}{{128}}} .\)

Tương tự với \(x = \frac{a}{4}\) ta có bán kính R’ của mặt cầu ngoại tiếp EACD

\(R' = \sqrt {\frac{{{a^2}}}{{64}} + \frac{1}{2}{{\left( {a - \frac{a}{4}} \right)}^2}} = a\sqrt {\frac{{51}}{{128}}} \)

Do đó \(\frac{R}{{R'}} = \sqrt {\frac{{43}}{{51}}} \).

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Một xưởng sản xuất hai loại sản phẩm, mỗi kg sản phẩm loại I cần 2 kg nguyên liệu và 30 giờ, đem lại mức lời 40 000 đồng. Mỗi kg sản phẩm loại II cần 4 kg nguyên liệu và 15 giờ, đem lại mức lời 30 000 đồng. Xưởng có 200 kg nguyên liệu và 1 200 giờ làm việc. Nên sản xuất mỗi loại sản phẩm lần lượt là bao nhiêu để có mức lời cao nhất?

Xem lời giải »


Câu 2:

Một xưởng cơ khí có hai công nhân là Chiến và Bình. Xưởng sản xuất loại sản phẩm (I) và (II). Mỗi sản phẩm (I) bán lãi 500 nghìn đồng, mỗi sản phẩm (II ) bán lãi 400 nghìn đồng. Để sản xuất được một sản phẩm (I) thì Chiến phải làm việc trong (3) giờ, Bình phải làm việc trong (1) giờ. Để sản xuất được một sản phẩm (II) thì Chiến phải làm việc trong (2) giờ, Bình phải làm việc trong (6) giờ. Một người không thể làm được đồng thời hai sản phẩm. Biết rằng trong một tháng Chiến không thể làm việc quá (180) giờ và Bình không thể làm việc quá (220) giờ. Số tiền lãi lớn nhất trong một tháng của xưởng là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho tam giác ABC  có a+ b‒ c> 0. Khi đó:

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho đường tròn (C): x2 + y2 ‒ 2x + 2y ‒ 7 = 0 và đường thẳng d: x + y + 1 = 0. Tìm tất cả các đường thẳng song song với đường thẳng d và cắt đường tròn (C) theo dây cung có độ dài bằng 2.

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là

Xem lời giải »


Câu 6:

Tổng số cạnh và số đỉnh của hình bát diện đều bằng bao nhiêu ?

Xem lời giải »


Câu 7:

Tính đạo hàm của hàm số \(y = {2^{{x^2}}}.\)

Xem lời giải »


Câu 8:

Trong hệ tọa độ Oxy cho ba điểm A(0; ‒3), B(2; 1), D(5; 5). Tìm tọa độ điểm C để tứ giác ABCD là hình bình hành.

Xem lời giải »