X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Chứng minh rằng đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc


Câu hỏi:

Chứng minh rằng đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc với dây căng cung ấy và ngược lại.

Trả lời:

Chứng minh rằng đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc  (ảnh 1)

Mệnh đề: Đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc với dây căng cung ấy.

Giả sử đường kính MN đi qua M là điểm chính giữa cung AB

Vì M là điểm chính giữa cung AB nên ta có:

Mà dây MA chắn cung nhỏ AM, dây MB chắn cung nhỏ MB nên MA = MB (1)

Ta lại có: OA = OB (2) (cùng bằng bán kính đường tròn tâm O)

Từ (1) và (2) ta suy ra OM là đường trung trực của AB

Hay MN là đường trung trực của AB

Þ MN ^ AB (đpcm)

Mệnh đề đảo: Đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua điểm chính giữa của cung ấy.

Chứng minh:

Giả sử đường kính MN vuông góc với dây AB tại H

Xét tam giác OAB có:

OA = OB (cùng bằng bán kính đường tròn tâm O)

Do đó, tam giác OAB cân tại O

Có: OH vuông góc với AB tại H (do MN vuông góc với dây AB tại H)

Do đó, OH là đường cao và cũng là đường phân giác

\( \Rightarrow \widehat {AOH} = \widehat {BOH} \Rightarrow \widehat {AOM} = \widehat {BOM}\)

Mà ta có:

Góc AOM chắn cung nhỏ AM

Góc BOM chắn cung nhỏ BM

 sdAM=sdMBAM=MB

Do đó, M là điểm chính giữa của cung nhỏ AB (đpcm)

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ  số 2 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 3?

Xem lời giải »


Câu 2:

Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số thỏa mãn số đó có 3 số chữ chẵn và số đứng sau lớn hơn số đứng trước?

Xem lời giải »


Câu 3:

Tìm giá trị lớn nhất M và giá trị nhỏ nhất m của hàm số y = f (x) = −x2 − 4x + 3 trên đoạn [0; 4].

Xem lời giải »


Câu 4:

Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số y = x4 − 2x2 + 3 trên đoạn \(\left[ {0;\;\sqrt 3 } \right]\).

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F. Chứng minh rằng:

\(\overrightarrow {AD} + \overrightarrow {BE} + \overrightarrow {CF} = \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {BF} + \overrightarrow {CD} = \overrightarrow {AF} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {CE} \)

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{ax + 1}}{{bx + c}}\;\left( {a,\;b,\;c \in \mathbb{R}} \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Cho hàm số f(x) = (ax + 1) / (bx + c) (a, b, c thuộc R) có bẳng biến thiên như sau (ảnh 1)

Trong các số a, b và c có bao nhiêu số dương?

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác BCD, M là trung điểm CD, I là điểm ở trên đoạn thẳng AG, BI cắt mặt phẳng (ACD) tại J. Khẳng định nào sau đây sai? 

Xem lời giải »


Câu 8:

Gọi G là trọng tâm tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Mệnh đề nào sau đây là sai?

Xem lời giải »