X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM, CN vuông góc với nhau và có BC = 3


Câu hỏi:

Tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM, CN vuông góc với nhau và có BC = 3, góc \(\widehat {BAC} = 30^\circ \). Tính diện tích tam giác ABC.

A. \({S_{ABC}} = 3\sqrt 3 \)

B. \({S_{ABC}} = 6\sqrt 3 \)

C. \({S_{ABC}} = 9\sqrt 3 \)

D. \({S_{ABC}} = \frac{{3\sqrt 3 }}{2}\).

Trả lời:

Đáp án đúng là A

Tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM, CN vuông góc với nhau và có BC = 3 (ảnh 1)

Gọi L là giao điểm của BM, CN

Suy ra L là trọng tâm tam giác ABC

Do đó \(BL = \frac{2}{3}BM;NL = \frac{1}{3}CN\)

Gọi độ dài cạnh AB, BC, AC lần lượt là c, a, b

Áp dụng công thức đường trung tuyến ta có:

\(B{M^2} = \frac{{{c^2} + {a^2}}}{2} - \frac{{{b^2}}}{4}\)

\(C{N^2} = \frac{{{b^2} + {a^2}}}{2} - \frac{{{c^2}}}{4}\)

\(B{L^2} = \frac{4}{9}B{M^2} = \frac{{2\left( {{c^2} + {a^2}} \right)}}{9} - \frac{{{b^2}}}{9}\)

\(N{L^2} = \frac{1}{9}C{N^2} = \frac{{\left( {{b^2} + {a^2}} \right)}}{{18}} - \frac{{{c^2}}}{{36}}\)

Vì tam giác BNL vuông tại L nên theo định lý Pytago có

BN2 = BL2 + NL2

\( \Leftrightarrow \frac{{{c^2}}}{4} = \frac{{2\left( {{a^2} + {c^2}} \right)}}{9} - \frac{{{b^2}}}{9} + \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{18}} - \frac{{{c^2}}}{{36}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{{{c^2}}}{4} = \frac{{2{a^2}}}{9} + \frac{{2{c^2}}}{9} - \frac{{{b^2}}}{9} + \frac{{{a^2}}}{{18}} + \frac{{{b^2}}}{{18}} - \frac{{{c^2}}}{{36}}\)

\( \Leftrightarrow 0 = \frac{{5{a^2}}}{{18}} + - \frac{{{b^2}}}{{18}} - \frac{{{c^2}}}{{18}}\)

\( \Leftrightarrow 5{{\rm{a}}^2} = {b^2} + {c^2}\)

Áp dụng công thức cos trong tam giác ABC có

\[\begin{array}{l}{{\rm{a}}^2} = {b^2} + {c^2} - 2bcco{\rm{s}}\widehat A = 5{{\rm{a}}^2} - 2bc.cos30^\circ \\ \Leftrightarrow 9 = 45 - \sqrt 3 bc\\ \Leftrightarrow bc = 12\sqrt 3 \end{array}\]

Diện tích tam giác ABC là:

\(S = \frac{1}{2}bc\sin \widehat A = \frac{1}{2}.12\sqrt 3 .\sin 30^\circ = 3\sqrt 3 \)

Vậy ta chọn đáp án A.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a. Hai mặt phẳng (SAB) và (SAD)  cùng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Gọi M, N lần lượt  là trung điểm của SB và CD (tham khảo hình vẽ bên). Tính sin góc giữa MN và (SAC), biết thể tích khối chóp S.ABCD  bằng \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\).

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Diện tích S của mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương đó là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để hàm số y = ln(x3 – 3m2x + 72m) xác định trên (0; +∞).

Xem lời giải »


Câu 4:

Số nghiệm của phương trình \({\log _3}x = {\log _2}\left( {1 + \sqrt x } \right)\) là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {9{{\rm{x}}^2} - 25} \right)^{ - 2}} + {\log _2}\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)\) là:

Xem lời giải »


Câu 6:

Xác định a, b sao cho log2a + log2b = log2(a + b).

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích bằng 1. Gọi M, N lần lượt là các điểm trên các cạnh SB, SD sao cho MS = MB, ND = 2NS. Mặt phẳng (CMN) chia khối chóp đã cho thành hai phần, thể tích của phần có thể tích nhỏ hơn bằng:

Xem lời giải »


Câu 8:

Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số y = x3 – 3mx2 – 9m2x nghịch biến trên (0; 1).

Xem lời giải »