X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Tìm m để đường thẳng y = x + m (d) cắt đồ thị hàm số y = (2x + 1) / (x - 2) (C) tại hai điểm


Câu hỏi:

Tìm m để đường thẳng y = x + m (d) cắt đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 2}}(C)\) tại hai điểm phân biệt thuôc hai nhánh của đồ thị (C).

A. m ℝ;

B. \(m \in \mathbb{R}\backslash \left\{ { - \frac{1}{2}} \right\}\);

C. \(m > - \frac{1}{2}\);

D. \(m < - \frac{1}{2}\).

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Tập xác định x ≠ 2

Để (d) cắt (C) tại hai điểm phân biệt thì phương trình \(\frac{{2x + 1}}{{x - 2}} = x + m\) có hai nghiệm phân biệt. Khi đó ta cần

2x + 1 = (x – 2)(x + m)

2x + 1 = x2 + mx – 2x – 2m

x2 + (m – 4)x – (2m + 1) = 0          (1)

Có hai nghiệm phân biệt khác 2.

Do 22 + (m – 4).2 – (2m + 1) = −5 ≠ 0 nên phương trình (1) nếu có nghiệm thì các nghiệm này sẽ khác 2.

Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi

∆ = (m – 4)2 + 4.(2m + 1) = m2 + 20 > 0

Vậy phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt. Hơn nữa ta tìm được hai nghiệm này là:

\({x_1} = \frac{{4 - m - \sqrt {{m^2} + 20} }}{2}\); \({x_2} = \frac{{4 - m + \sqrt {{m^2} + 20} }}{2}\)

Ta lại có:

\(\left\{ \begin{array}{l}2 - {x_1} = 2 - \frac{{4 - m - \sqrt {{m^2} + 20} }}{2} = \frac{{m + \sqrt {{m^2} + 20} }}{2} > 0\\{x_2} - 2 = \frac{{4 - m + \sqrt {{m^2} + 20} }}{2} - 2 = \frac{{ - m + \sqrt {{m^2} + 20} }}{2} > 0\end{array} \right.\)

x1 < 2 < x2

Do đó x1; x­2 nằm về hai nhánh của đồ thị (C) với mọi m ℝ.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Tìm tập xác định D của hàm số y = ln(x – 1).

Xem lời giải »


Câu 2:

Tìm tập xác định D của hàm số y = ln(x – 3).

Xem lời giải »


Câu 3:

Tìm m để phương trình cos2x + 2(m + 1)sinx − 2m – 1 = 0 có đúng 3 nghiệm x (0; π).

Xem lời giải »


Câu 4:

Tìm m để phương trình 2sin2x – (2m + 1)sinx + 2m – 1 = 0 có nghiệm thuộc khoảng t (−1; 0).

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho hàm số y = f( x)  có đạo hàm là hàm số y = f’(x)  trên R. Biết rằng hàm số y = f ' (x – 2) + 2  có đồ thị như hình vẽ bên dưới. Hàm số y = f( x)  nghịch biến trên khoảng nào?

Cho hàm số y = f( x)  có đạo hàm là hàm số y = f’(x)  trên R. Biết rằng hàm số y  (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong các hàm số sau đây, hàm số nào xác định với mọi giá trị thực của x?

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho hình chop S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, mặt bên (SAB) là tam giác cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy; góc giữa SC và mặt phẳng đáy bằng 45°. Thể tích khối chóp S.ABCD bằng

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng 1, mặt bên SAB là tam giác cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy (ABC). Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên SC. Biết \(\frac{{{V_{S.AHB}}}}{{{V_{S.ACB}}}} = \frac{{16}}{{19}}\). Tính Thể tích của khối chóp S.ABC.

Xem lời giải »