X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Cho hai đường thẳng delta1 và delta2 lần lượt có phương


Câu hỏi:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Cho hai đường thẳng ∆1 và ∆2 lần lượt có phương trình x – 2y + 1 = 0 và x – 2y + 4 = 0, điểm I(2; 1). Phép vị tự tâm I tỉ số k biến đường thằng ∆1 thành ∆2 khi đó giá trị của k là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Lấy \(A( - 1;0) \in {\Delta _1}\), gọi A’(x; y) là ảnh của A qua phép vị tự tâm I tỉ số k ta có: \(\overrightarrow {IA'} = k\overrightarrow {IA} \)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow (x - 2;y - 1) = k( - 3; - 1)\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x - 2 = - 3k}\\{y - 1 = - k}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = - 3k + 2}\\{y = - k + 1}\end{array}} \right.} \right.\\ \Rightarrow A'( - 3k + 2; - k + 1)\end{array}\)

Ta có: \({V_{(I;k)}}\left( {{\Delta _1}} \right) = {\Delta _2},{V_{(I;k)}}(A) = A' \Rightarrow A' \in {\Delta _2}\)

Thay tọa độ điểm A’ vào phương trình đường thẳng ∆2 ta có:

\(\begin{array}{l} - 3k + 2 - 2( - k + 1) + 4 = 0\\ \Leftrightarrow - k + 4 = 0\\ \Leftrightarrow k = 4\end{array}\)

Vậy đáp án cần chọn là D.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho tam giác đều ABC. Mệnh đề nào sau đây là sai?

Xem lời giải »


Câu 2:

Một hộp đựng 11 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 11. Chọn ngẫu nhiên 6 tấm thẻ. Gọi P là xác suất để tổng số ghi trên 6 tấm thẻ ấy là một số lẻ. Khi đó P bằng:

Xem lời giải »


Câu 3:

Đạo hàm của hàm số y = x + ln2x là:

Xem lời giải »


Câu 4:

Hàm số \(y = {\left( {{x^2} - 16} \right)^{ - 5}} - \ln \left( {24 - 5{\rm{x}} - {x^2}} \right)\) có tập xác định là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(1; 1). Điểm nào sau đây là ảnh của M qua phép quay tâm O, góc quay 45°.

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d: 3x – y + 2 = 0. Viết phương trình đường thẳng d’ là ảnh của d qua phép quay tâm O góc quay –90°.

Xem lời giải »


Câu 7:

Số nghiệm của phương trình \(cos\left( {\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4}} \right) = 0\) trong khoảng (π; 8π) là:

Xem lời giải »


Câu 8:

Điểm M0(1; 0) thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình:

Xem lời giải »