X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Từ các chữ số 0, 1, 2, 7, 8, 9 tạo được bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số khác nhau


Câu hỏi:

Từ các chữ số 0, 1, 2, 7, 8, 9 tạo được bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số khác nhau?

Trả lời:

Gọi số có 5 chữ số khác nhau là \(\overline {abcde} \)

Nếu e = 0, chọn 4 trong 5 số còn lại sắp vào các vị trí a, b, c, d có \(A_5^4 = 120\)cách

Nếu e khác 0, chọn e có 2 cách

Chọn a ≠ 0 và a ≠ e có 4 cách.

Chọn 3 trong 4 số còn lại sắp vào vị trí b, c, d có \(A_4^3\)

Như vậy có: \(A_5^4 + 2.4.A_4^3 = 312\) (số).

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho A, B, C nằm trên đường thẳng xy theo thứ tự đó. Vẽ đường tròn (O) đi qua B và C. Từ điểm A, vẽ hai tiếp tuyến AM; AN. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của BC và MN.

a) Chứng minh AM2 = AN2 = AB.AC.

b) ME cắt (O) tại I. Chứng minh IN // AB.

c) Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OEF nằm trên 1 đường thẳng cố định khi (O) thay đổi nhưng luôn đi qua B và C.

Xem lời giải »


Câu 2:

Chứng minh rằng 4n3 + 9n2 – 19n – 30 chia hết cho 6 (n ℤ).

Xem lời giải »


Câu 3:

Bạn An nghĩ ra một số có 3 chữ số biết rằng số đó chia hết cho 18 và các chữ số của nó tỉ lệ với 1, 2, 3 và chữ số tận cùng là số chẵn.

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho dãy số (un) với un = 2n + 3. Dãy số này có phải cấp số cộng không?

Xem lời giải »


Câu 5:

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số đôi một khác nhau sao cho tích ba chữ số đó là một số chẵn?

Xem lời giải »


Câu 6:

Tính \(\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^3} + 8{n^2}}} - n} \right)\).

Xem lời giải »


Câu 7:

Tính \(\lim \left[ {n\left( {\sqrt {{n^2} + 2} - \sqrt {{n^2} - 1} } \right)} \right]\).

Xem lời giải »


Câu 8:

Một phòng họp có 300 ghế ngồi,đc xếp thành một số hàng có số ghế bằng nhau. Buổi họp hôm đó có 378 người đến dự họp nên ban tổ chức đã kê thêm 3 hàng ghế và mỗi xếp thêm 1 ghế, mới đủ chỗ ngồi. Hỏi lúc đầu phòng họp có bao nhiêu hàng ghế và mỗi hàng có bao nhiêu ghế, biết số hàng ghế ban đầu không vượt quá 20

Xem lời giải »