X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho đường tròn (O) bán kính OA. Từ trung điểm M của OA vẽ dây BC vuông


Câu hỏi:

Cho đường tròn (O) bán kính OA. Từ trung điểm M của OA vẽ dây BC vuông góc với OA. Biết độ dài đường tròn (O) là 4π (cm). Độ dài cung lớn BC là:

A. \(\frac{{4\pi }}{3}\)

B. \(\frac{{5\pi }}{3}\)

C. \(\frac{{7\pi }}{3}\)

D. \(\frac{{8\pi }}{3}\).

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Cho đường tròn (O) bán kính OA. Từ trung điểm M của OA vẽ dây BC vuông (ảnh 1)

Vì độ dài đường tròn là 4π nên 4π = 2π . R

Suy ra R = 2 (cm)

Xét tứ giác ABOC có hai đường chéo AO và BC vuông góc với nhau tại trung điểm M nên ABOC là hình thoi

Suy ra OB = OC = AB

Do đó tam giác ABO đều nên \(\widehat {AOB} = 60^\circ \)

Suy ra \(\widehat {BOC} = 2\widehat {AOB} = 2.60^\circ = 120^\circ \)

Do đó số đo cung lớn BC là 360° – 120° = 240°

Độ dài cung lớn BC là \(l = \frac{{\pi .2.240^\circ }}{{180^\circ }} = \frac{{8\pi }}{3}\) (cm)

Vậy ta chọn đáp án D.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho tam giác đều ABC. Mệnh đề nào sau đây là sai?

Xem lời giải »


Câu 2:

Một hộp đựng 11 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 11. Chọn ngẫu nhiên 6 tấm thẻ. Gọi P là xác suất để tổng số ghi trên 6 tấm thẻ ấy là một số lẻ. Khi đó P bằng:

Xem lời giải »


Câu 3:

Đạo hàm của hàm số y = x + ln2x là:

Xem lời giải »


Câu 4:

Hàm số \(y = {\left( {{x^2} - 16} \right)^{ - 5}} - \ln \left( {24 - 5{\rm{x}} - {x^2}} \right)\) có tập xác định là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Một xưởng sản xuất hai loại sản phẩm, mỗi kg sản phẩm loại I cần 2 kg nguyên liệu và 30 giờ, đem lại mức lời 40 000 đồng. Mỗi kg sản phẩm loại II cần 4 kg nguyên liệu và 15 giờ, đem lại mức lời 30 000 đồng. Xưởng có 200 kg nguyên liệu và 1 200 giờ làm việc. Nên sản xuất mỗi loại sản phẩm lần lượt là bao nhiêu để có mức lời cao nhất?

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho phương trinhg: x2 + 2(m – 1)x – (m + 1) = 0. Tìm m để phương trình có 2 nghiệm nhỏ hơn 2.

Xem lời giải »


Câu 7:

Nếu \(2A_n^4 = 3{\rm{A}}_{n - 1}^4\) thì n bằng:

Xem lời giải »


Câu 8:

Miền tam giác ABC kể cả ba cạnh sau đây là miền nghiệm của hệ bất phương trình nào trong bốn bệ A, B, C, D?

Miền tam giác ABC kể cả ba cạnh sau đây là miền nghiệm của hệ bất phương trình  (ảnh 1)

Xem lời giải »