X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với


Câu hỏi:

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với AB tại H giữa A và O. Lấy điểm F thuộc cung AC nhỏ; BF cắt CD tại E, AF cắt tia DC tại I.

1. Chứng minh: tứ giác AHEF nội tiếp.

2. Chứng minh: HA.HB = HE.HI.

3. Đường tròn nội tiếp tam giác IEF cắt AE tại M. Chứng minh M thuộc đường tròn (O; R).

4. Tìm vị trí của H trên OA để tam giác OHD có chu vi lớn nhất.

Trả lời:

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với  (ảnh 1)

1) Ta có: \(\widehat {AFB} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Tứ giác AHEF có: \(\widehat {AFE} + \widehat {AHE} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \), mà hai góc này ở vị trí đối nhau

Nên AHEF là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AE.

2) Do AHEF nội tiếp nên \[\widehat {IAH} = \widehat {BEH}\]

Xét ΔHAI và ΔHEB có:

\[\widehat {IAH} = \widehat {BEH}\]

\(\widehat {AHI} = \widehat {EHB} = 90^\circ \)

Suy ra: ΔHAI  ΔHEB (g.g)

\(\frac{{HA}}{{HE}} = \frac{{HI}}{{HB}}\)

HA.HB = EH.HI

3) Ta có: \(\widehat {IFE} = 90^\circ \) F thuộc đường tròn đường kính (IE)

Gọi G là trung điểm của IE suy ra ΔIFE nội tiếp đường tròn tâm G.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác IEF cắt AE tại M nên M thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác IEF hay IFEM nội tiếp đường tròn (G)

\(\widehat {IME} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)  IM ME (1)

Mà ΔIAB có hai đường cao IH, BF cắt nhau tại E

E là trực tâm suy ra AE IM (2)

Từ (1) và (2) suy ra ME, AE trùng nhau suy ra \(\widehat {AMB} = 90^\circ \) M (O)

4) Áp dụng định lý Pitago vào ΔOHD H ta có:

R2 = OD2 = HO2 + HD2

2R2 = 2HO2 + 2HD2

= (HO + HD)2 + (HO – HD)2 ≥ (HO + HD)2

HO + HD ≤ \(R\sqrt 2 \)

Chu vi tam giác OHD min = HO + HD + OD = \(R\sqrt 2 \) + R

Dấu “=” xảy ra khi: OH + HD = \(R\sqrt 2 \) và có OH2 + HD2 = R2

Suy ra: OH = HD = \(\frac{R}{{\sqrt 2 }}\).

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(–1; 2); B(3; 2); C(1; 5). Tính tọa độ trọng tâm của tam giác ABC?

Xem lời giải »


Câu 2:

Trong mặt phẳng Oxy cho các điểm A(–1; 2); B(5; 8) điểm M thuộc Ox sao cho tam giác MAB vuông tại A. Tính diện tích tam giác MAB?

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho các số x, y, z dương thoả mãn x2 + y2 + z2 = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức M = \(\frac{1}{{16{x^2}}} + \frac{1}{{4{y^2}}} + \frac{1}{{{z^2}}}\).

Xem lời giải »


Câu 4:

Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau, chữ số hàng trăm là chữ số 5. Số này phải chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho đường tròn (O; R), đường kính AB. Trên đường tròn (O) lấy điểm D sao cho AD > BD, D khác A và B. Kẻ OH vuông góc với AD tại H, tia OH cắt tiếp tuyến Ax của đường tròn (O) tại C.

a) Chứng minh H là trung điểm của AD và OH.OC = R².

b) Gọi E là giao điểm của BC và đưởng tròn (O). Chứng minh bốn điểm A, H, E, C cùng thuộc một đường tròn và CD là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Xem lời giải »


Câu 6:

Giải phương trình: \[\sqrt {2{x^2} + 11x + 19} + \sqrt {2{x^2} + 5x + 7} = 3\left( {x + 2} \right)\].

Xem lời giải »


Câu 7:

Tìm điều kiện xác định của biểu thức \[\frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 1}}\].

Xem lời giải »


Câu 8:

Tìm GTNN của \(\left| {x - 2022} \right| + \left| {2023 - x} \right|\).

Xem lời giải »