X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), tam giác ABC


Câu hỏi:

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), tam giác ABC vuông tại B. Biết SA = 2a, AB = a, \(BC = a\sqrt 3 \). Tính bán kính R của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho.

Trả lời:

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), tam giác ABC  (ảnh 1)

Gọi O, I lần lượt là trung điểm của AC và SC.

Khi đó OI là đường trung bình của tam giác SAC nên OI // SA.

Mà SA(ABC) nên OI (ABC).

Tam giác ABC vuông tại B nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Mà OI (ABC) nên OI chính là trục của (ABC) suy ra IA = IB = IC   (1).

Lại có SA (ABC) nên SA AC.

Do đó tam giác SAC vuông tại A nên I chính là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác SAC, suy ra IS = IA = IC                (2).

Từ (1) và (2) ta có IA = IB = IC = IS, hay I là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABC và bán kính mặt cầu là \(R = IS = \frac{1}{2}SC\).

Áp dụng định lý Py-ta-go trong tam giác vuông ABC, ta có:

\(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = 2a\).

Áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông SAC, ta có:

\(SC = \sqrt {S{A^2} + A{C^2}} = 2a\sqrt 2 \)

Vậy \(R = \frac{1}{2}SC = a\sqrt 2 \).

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Tìm tập xác định D của hàm số y = ln(x – 1).

Xem lời giải »


Câu 2:

Tìm tập xác định D của hàm số y = ln(x – 3).

Xem lời giải »


Câu 3:

Tìm m để phương trình cos2x + 2(m + 1)sinx − 2m – 1 = 0 có đúng 3 nghiệm x (0; π).

Xem lời giải »


Câu 4:

Tìm m để phương trình 2sin2x – (2m + 1)sinx + 2m – 1 = 0 có nghiệm thuộc khoảng t (−1; 0).

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với đáy. Tam giác ABC vuông cân tại B, biết SA = AC = 2a. Thể tích khối chóp S.ABC là

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, cạnh AB = 3. Cạnh bên SA = 4 và vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD.

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B. Biết AB = BC = a, AD = 2a và SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và \(SA = a\sqrt 2 \). Gọi M là trung điểm AD. Khoảng cách giữa hai đường thẳng BM và SC bằng

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B với AC = a, biết SA (ABC) và SB với đáy một góc 60. Thể tích khối chóp S.ABC là

Xem lời giải »