X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho hình chóp tứ giác đều có góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng 60 độ. Biết rằng mặt


Câu hỏi:

Cho hình chóp tứ giác đều có góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng 60°. Biết rằng mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đó có bán kính \(R = a\sqrt 3 \). Tính độ dài cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều nói trên.

A. \(\frac{{12}}{5}a\)

B. 2a

C. \(\frac{3}{2}a\)

D. \(\frac{9}{4}a\).

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Cho hình chóp tứ giác đều có góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng 60 độ. Biết rằng mặt  (ảnh 1)

Gọi K là trung điểm của AB, O là giao điểm của AC và BD. Gọi M là trung điểm của SA

Góc giữa mặt bên và đáy là \(\)\(\widehat {SKO} = 60^\circ \)

Trong tam giác SOA dựng đường thẳng trung trực MI của SA, I SO

Suy ra I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp tứ giác

Đặt AB = b

Vì ABCD là hình vuông cạnh b có hai đường chéo cắt nhau tại O

Suy ra \(AK = BK = OK = \frac{1}{2}AB = \frac{b}{2}\) và tam giác OAK vuông tại K

Do đó \(OA = \sqrt {O{K^2} + K{{\rm{A}}^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{b}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{b}{2}} \right)}^2}} = \frac{{b\sqrt 2 }}{2}\)

Xét tam giác SOK có \(\tan 60^\circ = \frac{{SO}}{{OK}} \Rightarrow SO = OK.\tan 60^\circ = \frac{{b\sqrt 3 }}{2}\)

Vì tam giác SOA vuông tại O nên theo định lý Pytago có:

\[{\rm{S}}A = \sqrt {S{O^2} + O{A^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{{b\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{b\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}} = \frac{{b\sqrt 5 }}{2}\]

Xét ∆SMI và ∆SOA có:

\(\widehat {SMI} = \widehat {SOA}\left( { = 90^\circ } \right)\)

Chung góc \[\widehat {ASO}\]

Do đó (g.g)

Suy ra \(\frac{{SI}}{{SA}} = \frac{{SM}}{{SO}}\)

Suy ra \[{\rm{S}}I = \frac{{SM.SA}}{{SO}} = \frac{{\frac{1}{2}S{A^2}}}{{SO}} = \frac{{\frac{1}{2}.{{\left( {\frac{{b\sqrt 5 }}{2}} \right)}^2}}}{{\frac{{b\sqrt 3 }}{2}}} = \frac{{5\sqrt 3 b}}{{12}}\]

\[\frac{{5\sqrt 3 b}}{{12}} = a\sqrt 3 \Rightarrow b = \frac{{12}}{5}a\]

Vậy ta chọn đáp án A.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a. Hai mặt phẳng (SAB) và (SAD)  cùng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Gọi M, N lần lượt  là trung điểm của SB và CD (tham khảo hình vẽ bên). Tính sin góc giữa MN và (SAC), biết thể tích khối chóp S.ABCD  bằng \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\).

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang  cân, AD = 2AB = 2CD = 2a (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Diện tích S của mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương đó là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để hàm số y = ln(x3 – 3m2x + 72m) xác định trên (0; +∞).

Xem lời giải »


Câu 4:

Số nghiệm của phương trình \({\log _3}x = {\log _2}\left( {1 + \sqrt x } \right)\) là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có độ dài cạnh đáy bằng a, chiều cao là h. Tính thể tích V của khối trụ ngoại tiếp hình lăng trụ.

Xem lời giải »


Câu 6:

Phương trình \({\left( {\sqrt 5 } \right)^{{x^2} + 4{\rm{x}} + 6}} = {\log _2}128\) có bao nhiêu nghiệm?

Xem lời giải »


Câu 7:

Biết đường thẳng d tiếp xúc với (P): y = 2x2 – 5x + 3. Phương trình của d là đáp án nào sau đây?

Xem lời giải »


Câu 8:

Có 6 chiếc ghế được kê thành một hàng ngang. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh, gồm 3 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C, ngồi vào hàng ghế đó, sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh. Xác suất để học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp B bằng

Xem lời giải »