X

1000 bài tập trắc nghiệm ôn tập môn Toán có đáp án

Cho tam giác ABC vuông cân tại A, tia phân giác của góc B và góc C cắt AC và AB lần lượt tại E và D. a) Chứng minh BE = CD, AD = AE. b) Gọi I là giao điểm của BE và CD, AI cắt BC tại M. Chứ


Câu hỏi:

Cho tam giác ABC vuông cân tại A, tia phân giác của góc B và góc C cắt AC và AB lần lượt tại E và D.

a) Chứng minh BE = CD, AD = AE.

b) Gọi I là giao điểm của BE và CD, AI cắt BC tại M. Chứng minh tam giác MAC vuông cân.

c) Từ A và D vẽ các đường thẳng vuông góc với BE. Các đường này cắt BC tại K và H. Chứng minh HK = KC.

Trả lời:

Lời giải

Media VietJack

a) Do tam giác ABC vuông cân nên \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} \Rightarrow \widehat {ABE} = \widehat {ACB}\)

Xét tam giác vuông ABE và tam giác vuông ACD có:

AB = AC (gt)

\(\widehat {ABE} = \widehat {ACB}\)

Þ DABE = DACD (Cạnh góc vuông - góc nhọn kề)

Þ BE = CD; AE = AD

b) I là giao điểm của hai tia phân giác góc B và góc C của tam giác ABC nên AI cũng là phân giác góc A.

Do tam giác ABC cân tại A nên AI là phân giác đồng thời là đường cao và trung tuyến.

Vậy thì \(\widehat {AMC} = 90^\circ ;\;BM = MC = AM\)

Từ đó suy ra tam giác AMC vuông cân tại M.

c) Gọi giao điểm của DH, AK với BE lần lượt là J và G. 

Do DH và AK cùng vuông góc với BE nên ta có 

DBDJ = DBHJ; DBAG = DBKG Þ BD = BH; BA = BK

Þ HK = AD

Mà AD = AE nên HK = AE (1)

Do tam giác BAK cân tại B, có \(\widehat B = 45^\circ \Rightarrow \widehat {BAK} = \frac{{180^\circ - 45^\circ }}{2} = 67,5^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {GAE} = 90^\circ - 67,5^\circ = 22,5^\circ = \frac{{\widehat {IAE}}}{2}\)

Suy ra AG là phân giác góc IAE.

Từ đó ta có \(\widehat {KAC} = \widehat {ICA} = 22,5^\circ \)

Þ DAKC = DCIA (g - c - g) Þ KC = IA

Lại có tam giác AIE có AG là phân giác đồng thời đường cao nên nó là tam giác cân, hay AI = AE. Suy ra KC = AE (2)

Từ (1) và (2) suy ra HK = KC.

Xem thêm bài tập Toán có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cho hệ bất phương trình sau, biểu diễn hình học tập nghiệm:

\[\left\{ \begin{array}{l}2x - y \le 3\\2x + 5y \le 12x + 8\end{array} \right.\]

Xem lời giải »


Câu 2:

Biểu diễn miền nghiệm của của bất phương trình hai ẩn 2x − y ≥ 0.

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho phương trình 5sin 2x + sin x + cos x + 6 = 0. Trong các phương trình sau, phương trình nào tương đương với phương trình đã cho?

Xem lời giải »


Câu 4:

Chứng minh phương trình sau đây vô nghiệm:

5sin 2x + sin x + cos x + 6 = 0.

Xem lời giải »


Câu 5:

Tính đạo hàm của hàm số y = 2x.

Xem lời giải »


Câu 6:

Tính đạo hàm \(\frac{1}{x}\).

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho biểu thức: \(N = \frac{{2x - 10}}{{{x^2} - 7x + 10}} - \frac{{2x}}{{{x^2} - 4}} + \frac{1}{{2 - x}}\).

a) Rút gọn N.

b) Tìm giá trị nguyên của x để N nhận giá trị nguyên.

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho \(N = \frac{{2x - 10}}{{{x^2} - 7x + 10}} - \frac{{2x}}{{{x^2} - 4}} + \frac{1}{{2 - x}}\). Tìm giá trị của x để N có giá trị xác định.

Xem lời giải »